Người tâm thần phân liệt phạm tội thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Bộ luật Hình sự số 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định cụ thể về trách nhiệm hình sự đối với trường hợp người không có năng lực hành vi dân sự thực hiện hành vi phạm tội.

Hỏi: Thưa luật sư trong gia đình người cô ruột của tôi, chú tôi bị tâm thần phân liệt đã được chẩn đoán là hoang tưởng và thường xuyên mắng chửi đánh đập cô và các em tôi. Nhiều lúc, chú lên cơn, đòi giết cô và các em tôi rồi tự tử. Tôi rất lo cho sự an nguy của họ vì tôi có đọc trên báo rất nhiều vụ án thương tâm xảy ra mà hung thủ là người bị tâm thần. Vậy tôi muốn biết nếu trường hợp xảy ra sự việc như trên thì người chú đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm như thế nào? Và để tránh sự việc đáng tiếc có thể xảy ra thì có biện pháp nào để cách ly người đó khỏi cộng đồng hay không? (Huỳnh Minh Hải - Đồng Nai)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Trần Bá Đông - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Bộ luật Hình sự số 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định cụ thể về trách nhiệm hình sự đối với trường hợp người không có năng lực hành vi dân sự thực hiện hành vi phạm tội như sau:

Điều 13. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. 2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Theo như bạn nói thì chú bạn bị tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, để xác định trách nhiệm của họ nếu có hành vi phạm tội xảy ra, cần xác định rõ hai trường hợp.

Trường hợp thứ nhất,khi thực hiện hành vi phạm tội, chú của bạn mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Trường hợp thứ hai, khi thực hiện hành vi phạm tội, chú của bạn vẫn có khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều 13 của Bộ luật Hình sự trước khi bị kết án thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, chú của bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Mặc dù hiện tại pháp luật không có quy định phải tách người bị bệnh tâm thần phải cách li khỏi cộng đồng nhưng nếu bệnh tình của chú bạn quá nặng, gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của vợ và các con thì nên đưa chú bạn đến cơ sở y tế để được chữa trị và tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.