Người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam thì có được sở hữu nhà ở lâu dài?

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam.

Hỏi: Tôi đang sở hữu một căn nhà ở thành phố, trong sổ đỏ tôi chỉ đứng tên một mình, đó là tài sản trước hôn nhân nhưng thật ra đó là tiền của chồng tôi - tôi được biết bắt đầu từ ngày 1/7/2015 luật cho phép người nước ngoài đứng tên trong sổ đỏ - nay vợ chồng tôi đã đăng ký kết hôn - có con trai - và chồng tôi đang làm việc ở Việt Nam. Và bây giờ tôi muốn đưa tên chồng tôi vào đứng tên trong sổ đỏ của tôi - tôi cần phải làm các thủ tục - giấy tờ gì? (Nguyễn Hùng - Hà Nội)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Trường hợp này bạn muốn thỏa thuận về việc đây là tài sản chung vợ chồng, và để chồng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Bạn có thể đề nghị Văn phòng đăng ký nhà đất cấp lại giấy tờ đăng ký quyền sử dụng đất mang tên hai vợ chồng anh bạn (nộp lệ phí trước bạ và phí đổi sổ).Để bổ sung tên mình vào giấy tờ nhà đất, bạn nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký nhà đất nơi có mảnh đất đó. Hồ sơ bao gồm :

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Chứng minh nhân dân của bạn và chồng bạn (bản sao có chứng thực,thị thực, vi sa nếu có);

- Sổ hộ khẩu hiện tại của vợ chồng bạn (bản sao có chứng thực).

Do bạn không nói rõ chồng bạn là người nướcngoài, giả sử chồng bạn là người nướcc ngoàichồng. Pháp luật quy định trong luật nhà ở như sau:

"Điều 161. Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam".

"Điều 162. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam".

Như vậy, có nghĩa là hiện nay chồng bạn có khả năng là đối tượng được sở hữu nhà ở tại ViệtNam và có quyền sở hữu nhà ở như người Việt Nam. bạn làm thủ tục xin cấpgiấy chứng nhận quyền sở hữunhà ở và chồng bạn có quuyền được đứng tên.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.