Người lập di chúc có được quyền định đoạt phần tài sản của mình

Người lập di chúc có quyền định đoạt phần tài sản của mình mà không cần sự đồng ý của bất kỳ ai trong gia đình.

Hỏi: Hiện tại căn nhà của em đang ở do mẹ em đứng tên, nhưng trước đó mẹ em đã làm di chúcc sẽ chia đều tài sản̉n cho các anh, em trong gia đình. Giờ mẹ em muốn bán căn nhà đó thì phải làm sao? thủ tục thế nào? Xin luậtt sư tư vấn giúp em, và cho em xin mẫu đơn các thành viên trong gia đình cùng ký tên đồng ý bán nhà? (Thanh Hương - Nam Định)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Trường hợp bạn đưa ra tôi hiểu là đất này là đất cấp cho cá nhân.

Căn cứ khoản 1 điều 667 Bộ Luật Dân sự 2005 về hiệu lực pháp luật của di chúc như sau:"1. Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế".

Như vậy, theo quy định này thời điểm mở thừa kế là thời điểm di chúc có hiệu lực pháp luật và thời điểm mở thừa kế là thời điểm mà người để lại di chúc mất. Do vậy, trong trường hợp của gia đình bạn di chúc mẹ bạn để lại chưa có hiệu lực pháp luật.

Điều 662 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định về vấn đềsửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc:"1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào".

Khoản 3 điều 667 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định về hiệu lực pháp luật của di chúc:"2. Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực".

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, mẹ bạn hòan toàn có quyền hủy bỏ di chúc và có quyền định đoạt đối với quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của mình mà không cần có sự đồng ý của những người có tên trong di chúc.

Ngoài ra, nếu mẹ bạn không hủy bỏ di chúc thì mẹ bạn vẫn có thể có quyền định đoạt với phần tài sản này mà không cần có sự đồng ý của những người có tên trong di chúc. Trong trường hợp này, nếu mẹ bạn chuyển nhượng quyền quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc tài sản của mẹ bạn, sau khi mẹ bạnmất đi thì di chúc của mẹ bạn để lại liên quan đến phần tài sản này sẽ không còn hiệu lực pháp luật vì tài sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.