Người lao động phải viết bản cam kết không bỏ trốn khi đi xuất khẩu lao động, đúng không?

Thực tế trong hồ sơ xin đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, các công ty vẫn thường yêu cầu người lao động phải có đơn tự nguyện đăng kí dự quyển đi làm việc ở nước ngoài.

Hỏi: Tôi dự định đi lao động Hàn Quốc. Tôi nghe nói giờ đây khi đi lao động tại nước ngoài phải ký cam kết không bỏ trốn và phải ký hợp đồng bảo lãnh nữa đúng không? (Thanh Huyền - Nam Định)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Minh Anh - Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

1. Khi đi xuất khẩu lao động có cần phải viết đơn xin tự nguyện đi xuất khẩu lao động hay không? Và đơn này có cần công chứng hay không?

Thực tế trong hồ sơ xin đi lao động ở nước ngoài, các công ty vẫn thường yêu cầu người lao động phải có đơn tự nguyện đăng kí dự quyển đi làm việc ở nước ngoài. Và đây cũng chỉ là một bản đơn bình thường, không cần thiết phải có công chứng theo quy định của pháp luật.

2. Khi đi xuất khẩu lao động, người lao động phải viết bản cam kết không bỏ trốn? Và bản cam kết này ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền chứng thực hay không?

Theo quy định tại khoản 2, điều 5 nghị đinh 79/2007/NĐ-CP Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký: “2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt;

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.

Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chứng thực các việc theo quy định tại khoản 2 Điều này và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã”.

Như vậy, theo quy định tại tại nghị định trên thì ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền để chứng thực chữ kí trong giầy tờ cam đoan khi đi xuất khẩu lao động.

3. Uỷ ban nhân dân xã có thẩm quyền chứng thực hợp đồng bảo lãnh cho lao động đi xuất khẩu lao động nước ngoài hay không?

Căn cứ theo: Điều 1, mục II Thông tư liên tich hướng dẫn chi tiết một số vấn đề về nội dung Hợp đồng bảo lãnh và việc thanh lý Hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Số 08/2007/TTLT – BLĐTBXH – BTC ngày 11/7/2007): “1. Hình thức của Hợp đồng bảo lãnh: a) Hợp đồng bảo lãnh phải được lập thành văn bản. b) Các bên có thể thỏa thuận về việc công chứng Hợp đồng bảo lãnh theo quy định của pháp luật về công chứng”.

Như vậy, tại thông tư này Hợp đồng bảo lãnh có thể được công chứng theo thỏa thuận của các bên liên quan. Như vậy bản thân hợp đồng bảo lãnh này chỉ cần công chứng theo quy định tại thông tư này. Vì vậy ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền để chứng thực hợp đồng này.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.