Nếu ngoại tình thì có được quyền nuôi con sau khi ly hôn không?

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đinh 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (quyền nuôi con) sau khi ly hôn

Hỏi: Hiện nay tôi đang sống cùng gia đình nhà chồng, con trai tôi được 4 tuổi đang học trường mầm non, bé thường quấn quýt bà nội hơn là mẹ, ít khi đòi ba, một đêm ngủ với mẹ và một đêm ngủ với ông bà nội. Bé cũng thích về ngoại và cũng chịu ông bà ngoại.Cách đây gần 1 năm, khi đi làm,tôiđã ngoại tình với 1 người trong công ty. Chồng tôiphát hiện và đã bắt tôinghỉ làm đến nay được 9 tháng.Trong khoảng thời giannày, anh ấy thường hay nhậu và về nhà đập phá nhà cửa, gây gổ, đánh chửi tôivà còn quen người khác trong cơ quan của anh ấy. Ngoài việc lạnh nhạt với tôithì anh ấy còn hạn chế việc đi lại củatôi, về nhà ba mẹ đẻ tôicũng phải xin phép mới được về (không cho mà cứ đi thì về bị anh ấy đánh chửi), không cho gặp gỡ tiếp xúc với bạn bè thân thiết, kể cả điện thoại hay facebook cũng không. Về việc ngoại tình,chồng tôichỉ thấy những tin nhắn và 1 cuộc điện thoại của tôivà người đó và lời thừa nhận của tôithôi, ngoài ra thì không có gì khác.Kể cả việc chồng tôiquen người khác cũng vậy,tôicũng chỉ biết thôi chứ cũng không có bằng chứng gì hết. Nay tôimuốn ly hôn với anh ấy vì không muốn kéo dài cuộc sống như vậy nữa. Vậy luật sư cho tôihỏi, nếu tôily dị thì con của tôiai sẽ được tòa án cho nuôi nếu cả tôivà chồng tôiđều muốn dành nuôi bé? (Hoàng An - Bắc Ninh)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Trần Bảo Ngọc - Tổ tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi vợ chồngly hôn như sau: "1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con".

Theo đó, việc giữa bạn và chồng bạn ai là người có quyền nuôi con sau khi ly hôn, trước hết phụ thuộc vào sự thỏa thuận củavợ chồng bạn. Nếu trường hợp không thỏa thuận được thì sẽ do tòa án giải quyết. Khi đó, căn cứ vào quy định tại điều này, tòa ánsẽ đưa ra quyết định giao con cho ai trực tiếp nuôidựa vào cáccơ sở :Một là, căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.Hai là,xem xét nguyện vọng của connếu con từ đủ 07 tuổi trở lên.Ba là, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.Như bạn nói, con của bạn đãđược 4 tuổi, như vậy tòa án sẽ không cầnphải xem xét nguyện vọng của con bạn khi quyết địnhvà con bạn không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3, điều 81 nêu trên nên khi đưa ra quyết định tòa án sẽ căn cứ chủ yếu vào cơ sở thứ nhất đó làcăn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con .

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.