Mức án tội cướp tài sản là bao nhiêu năm tù?

Mức án của tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 136 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Hỏi: Ở đoạn đường X lúc 22h, A, B thực hiện việc chiếm đoạt tài sản để có tiền chơi cờ bạc. A vừa tròn 15 tuổi cùng anh trai là B trên 18 tuổi, sử dụng xe máy do B điều khiển. A nhanh chóng lấy túi đựng tiền của chị K đi xe đạp với số tiền 40 triệu đồng, chị K biết việc A lấy túi tiền nhưng hành động của A quá nhanh mà chị K không kịp phản ứng để giữ lại túi tiền nên đành chịu. Khi B hô mọi người bắt giữ A, B thì anh C ra ngăn chặn A, B nhưng đã bị B dùng chân đạp ngã xuống đường và hai anh em chạy thoát. Vậy cho em hỏi khung hình phạt mà B có thể bị xét xử theo các tình tiết trên là gì? (Chấn Hải - Phú Thọ)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lương Thị Anh Thư - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Xét cấu thành tội phạm cướp giật tài sản tại Điều 136 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau:

Chủ thể

- Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình sự thì người phạm tội phải đủ 16tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

- Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 136 thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

Khách thể

Các quan hệ về tài sản và quan hệ nhân thân

Mặt khách quan của tội phạm

- Hành vi giật tài sản (nhanh chóng, công khai), có thể kết hợp với các thủ đoạn như lợi dụng chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản không chú ý, bất ngờ giật lấy tài sản, hoặc lợi dụng chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản đang bị vướng mắc hoặc đang điều khiển phương tiện giao thông để giật tài sản…

Mặt chủ quan của tội phạm

- Lỗi cố ý

- Mục đích chiếm đoạt tài sản

Như vậy, với hành vi cướp tài sản một cách nhanh chóng, không có sự chống trả từ người bị thiệt hại và có sử dụng vũ lực để tẩu thoát. B có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm đ, khoản 2 Điều 136 Bộ luật hình sự như sau:

"2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:đ) Hành hung để tẩu thoát;".

Tuy nhiên, hành vi gây thương tích cho người khác cần giám định tỷ lệ thương tật để xác định xác trách nhiệm hình sự của B được đầy đủ. Cụ thể:

TH1: Nếu tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%

Trong trường hợp này, hành vi này vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm e, khoản 2, Điều 136 như sau:

"2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;".

TH2: Nếu tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm a khoản 3 điều này như sau:

"3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;".

Như vậy, khung hình phạt có thể áp dụng đối với B trong trường hợp này là từ ba năm đến mười năm tù.

TH3: Nếu tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người thì B bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm a, khoản 4 điều này như sau:

"4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;".

Bên cạnh đó, B còn có thể bị áp dụng hình thức phạt tiền quy định tại khoản 5 Điều này như sau:

"5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng."

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.