Một số điều cần biết về ủy quyền trong khiếu nại

Ủy quyền cho người khác thực hiện việc khiếu nại là một trong những quyền quan trọng của người khiếu nại

Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại;

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định củaLuật khiếu nại 2011.

Có “ủy quyền khiếu nại” được không?

Vì những lý do khách quan mà trong nhiều trường hợp cá nhân không thể thực tiếp thực hiện việc khiếu nại. Theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011, cá nhân có thể ủy quyền cho người khác để thực hiện quyền khiếu nại.

Ủy quyền cho người khác thực hiện việc khiếu nại là một trong những quyền quan trọng của người khiếu nại. Pháp luật quy định như vậy nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại trước sự tác động của các quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.

Chủ thể được ủy quyền

Theo đó, người khiếu nại có thể thực hiện quyền khiếu nại của mình bằng các phương thức: tự mình khiếu nại, hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện quyền khiếu nại. Điều 12 Luật khiếu nại 2011 quy định về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại như sau:

- Cách 1: Tự mình khiếu nại.

Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại;

Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là khái niệm "người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ" chưa được giải thích rõ ràng trong Luật Khiếu nại năm 2011 cũng như các văn bản hướng dẫn Luật khiếu nại năm 2011, thế nên cần hiểu những người khác có đủ năng lực hành vi dân sự là người như thế nào? Do chưa có quy định xác định cụ thể nên chúng ta chiếu theo quy định tại Điều 19Bộ luật Dân sự năm 2015về năng lực hành vi dân sự của cá nhân để xác định như sau:

"Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự".

Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người thành niên (người từ đủ 18 tuổi trở lên) trừ những trường hợp người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Điều 22, Điều 23, Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015.

Mặt khác, Luật Khiếu nại 2011 cũng như các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng chưa có quy định cụ thể về “lý do khách quan khác” để thực hiện việc ủy quyền. Do đó đã gây khó khăn trong việc thực hiện của công dân và việc xử lý của cơ quan chức năng.

- Cách 2: Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Có cần chứng thực giấy ủy quyền khiếu nại?

Nghị định 75/2012/NĐ-CPquy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại 2011 có ghi nhận: Nếu nhiều người khiếu về cùng một nội dung và bằng đơn thì phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại. Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc đại diện và văn bản cử đại diện.

Bên cạnh đó, tại Điều 10Thông tư 07/2013/TT-TTCPcủa Tổng Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính cũng chỉ quy định người được ủy quyền phải xuất trình chứng minh nhân dân, cung cấp giấy tờ, văn bản ủy quyền để chứng minh việc đại diện hợp pháp của mình. Luật sư, trợ giúp viên pháp lý phải xuất trình giấy yêu cầu giúp đỡ về pháp luật hoặc giấy ủy quyền của người khiếu nại, thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý, quyết định phân công trợ giúp pháp lý.

Như vậy, trong tất cả các văn bản pháp luật về khiếu nại hiện hành đều KHÔNG quy định văn bản ủy quyền (giấy ủy quyền) cho người đại diện phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi người ủy quyền cư trú hoặc yêu cầu văn bản này phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.

Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Phòng tư vấn pháp luật hành chính Công ty Luật TNHH Everest,tổng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail:info@luatviet.net.vn,info@everest.net.vn.