Lưu ý về công tác xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo

Thực tiễn xử lý đơn thư cho thấy, có nhiều trường hợp đơn thư có nhiều nội dung khác nhau, đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo, hoặc đơn vừa có nội dung tố cáo, vừa có nội dung kiến nghị, phản ánh.

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Vì vậy trong những năm qua, công tác này đã đạt được những kết quả quan trọng, tích cực, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đóng góp vào thành tựu chung của đất nước.

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm, tổ chức tốt việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một số đơn vị chưa đúng trình tự, thủ tục theo quy định. Hơn nữa, hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa cao, vẫn còn để tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp.

Một trong những nguyên của những tồn tại, hạn chế trên là do một bộ phận cán bộ tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị chưa nhận thức đúng về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; một số cán bộ làm công tác này chưa hiểu rõ quy trình xử lý đơn thư đặc biệt là các đơn thư phức tạp, có nhiều nội dung khác nhau.

Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích một số vấn đề cần lưu ý khi xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác này.

Một là, cần phân biệt rõ khiếu nại và tố cáo.

Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 (gọi tắt Luật Khiếu nại) quy định rõ: Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2011 (gọi tắt là Luật Tố cáo) quy định rõ: Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Căn cứ vào các quy định trên và các quy định khác của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản khác có liên quan, khiếu nại, tố cáo có thể được phân biệt như sau:

- Về chủ thể:

Khiếu nại: Công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức; Bị xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp (phải có liên quan); Còn tố cáo: Công dân (không cần liên quan đến mình).

- Về đối tượng:

Khiếu nại: Quyết định hành chính, hành vi hành chính; quyết định kỷ luật cán bộ, công chức; Trái pháp luật và xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể; Còn tố cáo: Hành vi vi phạm pháp luật; Gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

- Về tính chất và mức độ nghiêm trọng:

Khiếu nại: Thường thì mức độ nhẹ hơn; Còn t
ố cáo: Nhìn chung cấp độ sai phạm cao hơn, mức độ vi phạm nghiêm trọng hơn. Ví dụ: Tố cáo hành vi tham nhũng.

- Về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo:

Khiếu nại: Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết (điểm a khoản 2 Điều 12 Luật Khiếu nại); Có quyền rút khiếu nại; Người khiếu nại họ không phải chịu trách nhiệm khi họ khiếu nại không đúng (thua kiện); Còn tố cáo: Không có nghĩa vụ phải tố cáo tại đúng cơ quan có thẩm quyền; Người tố cáo được bảo vệ (quy định thành 1 chương riêng của Luật Tố cáo); Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình (điểm c khoản 2 Điều 9); Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật.

- Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Khiếu nại: Khiếu nại được giải quyết lần đầu tại chính nơi có thẩm quyền ra quyết định hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật; Còn tố cáo: Không có thẩm quyền giải quyết đối với đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của chính bản thân mình.

Nội dung liên quan:Tố cáo là gì

Hai là, những lưu ý về “đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo”.

Theo Điều 5 Thông tư số 04/2010/TT-TTCP ngày 26/8/2010 của Thanh tra Chính phủ quy định Quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo, theo nội dung đơn được phân loại thành: (a) Đơn khiếu nại; (b) Đơn tố cáo; (c) Đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo; (d) Đơn có nhiều nội dung khác nhau. Mặc dù vậy, Thông tư không giải thích thế nào là đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo do đó hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về loại đơn thư này:

- Quan điểm thứ nhất:

Đơn có nội dung phản ánh. kiến nghị liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo (một vụ việc cụ thể). Chẳng hạn, trong quá trình giải quyết khiếu nại của ông Vũ Văn K đối với quyết định thu hồi đất của UBND huyện M, ông K cho rằng khiếu nại của Ông đã quá thời hạn nhưng chưa được giải quyết. Do đó, ông K làm đơn kiến nghị đến Chủ tịch UBND huyện M đề nghị giải quyết đơn của Ông theo đúng quy định. Trong trường hợp này Đơn của ông K được xác định là kiến nghị liên quan đến khiếu nại.

- Quan điểm thứ hai:

Đơn có tiêu đề là phản ánh, kiến nghị nhưng có nội dung là khiếu nại, tố cáo thì được phân loại là Đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo.

Chúng tôi cho rằng quan điểm thứ nhất (nêu trên) thuyết phục hơn. Bởi quan điểm này đã căn cứ vào bản chất, nội dung của đơn để phân loại và xử lý là phản ánh, kiến nghị có liên quan đến khiếu nại, tố cáo. Quan điểm thứ hai là thiếu thuyết phục hơn, vì nếu nội dung đơn là khiếu nại, tố cáo thì phải phân loại là đơn khiếu nại, đơn tố cáo (hoặc có nhiều nội dung), để phân loại và giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định, không thể phân loại thành đơn kiến nghị, phản ánh. Tuy nhiên, đây là vấn đề còn nhiều tranh luận, nên cần phải có hướng dẫn cụ thể của Thanh tra Chính phủ về vấn đề này.

Ba là, những lưu ý khi xử lý đơn thư có nhiều nội dung khác nhau.

Thực tiễn xử lý đơn thư cho thấy, có nhiều trường hợp đơn thư có nhiều nội dung khác nhau, đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo, hoặc đơn vừa có nội dung tố cáo, vừa có nội dung kiến nghị, phản ánh. Vậy việc xử lý những đơn này được thực hiện như thế nào?

Hiện nay, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các Nghị định hướng dẫn thi hành không quy định về việc phân loại đơn thư có nhiều nội dung khác nhau như khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo. Do đó, cán bộ xử lý đơn thư căn cứ vào Thông tư số 04/2010/TT-TTCP ngày 26/08/2010 của Thanh tra Chính phủ quy định Quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo:

Đối với đơn có nhiều nội dung khác nhau thì cán bộ xử lý đơn phải tách riêng từng nội dung trong đơn để xử lý. Việc xử lý nội dung khiếu nại, nội dung tố cáo, nội dung phản ánh; kiến nghị thực hiện theo quy định của Thông tư này.

Mặc dù Thông tư nói trên căn cứ vào Luật Khiếu nại, tố cáo (sửa đổi, bổ sung) và Nghị định số 136/2006/NĐ-CP đã hết hiệu lực thi hành nhưng quy định của Thông tư không trái với Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các Nghị định hướng dẫn thi hành nên vẫn được áp dụng. Do đó, khi gặp các đơn có nội dung khác nhau, cán bộ xử lý đơn sẽ căn cứ Điều 17 Thông tư số 04/2010/TT-TTCP để tách từng nội dung đơn để xử lý theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Nếu đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo thì ta phải tách nội dung khiếu nại ra để giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại và nội dung tố cáo phải giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo.

Tìm hiểu thêm:Khiếu nại là gì

Bốn là, việc xử lý đối với các đơn thư có tiêu đề và nội dung không thống nhất.

Trong quá trình xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo, có nhiều trường hợp tiêu đề và nội dung của đơn thư không có nội dung thống nhất, chẳng hạn: (i) Đơn có tiêu đề là kiến nghị, đề nghị, phản án…nhưng lại có nội dung khiếu nại, tố cáo; (ii) Đơn đề là tố cáo nhưng lại có nội dung khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; (iii) Đơn có tiêu đề là kiến nghị, đề nghị nhưng lại có nội dung tố cáo như tình huống thứ nhất đã phân tích ở trên.
Luật sư Nguyễn Duy Hội - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật gia Nguyễn Bích Phượng - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Để xử lý các đơn thư dạng này theo đúng quy định của pháp luật, đòi hỏi cán bộ xử lý đơn thư phải hiểu rõ và phân biệt được thế nào là khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo. Từ đó, căn cứ vào nội dung đơn thư để phân loại và giải quyết theo đúng quy định. Nếu đơn có nội dung khiếu nại thì xác định là đơn khiếu nại, nếu có nội dung tố cáo thì xác định là đơn tố cáo để giải quyết theo quy định.

Ví dụ: Trường hợp tiêu đề của đơn là tố cáo nhưng nội dung lại là khiếu nại và ngược lại: Nếu tiêu đề của đơn là “Đơn tố cáo” nhưng thực chất nội dung là khiếu nại thì ta giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại và nếu tiêu đề của đơn là “Đơn khiếu nại” nhưng nội dung thực chất là tố cáo thì giải quyết theo trình tự, thủ tục của giải quyết tố cáo. Ví dụ như vì động cơ mục đích của người khiếu nại là đòi được hưởng thừa kế nhưng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bác bỏ, vì thế họ tố cáo “vu vơ” hoặc có trường hợp tố cáo cán bộ để đạt được mục đích chính là khiếu nại việc của mình bị “thua thiệt”, ở trường hợp này thì chúng ta phải căn cứ vào nội dung để phân biệt là khiếu nại hay tố cáo để áp dụng trình tự, thủ tục giải quyết phù hợp.
- Đơn có một tiêu đề nhưng lại có nhiều nội dung khác nhau hoặc đơn có tiêu đề không thống nhất với nội dung: Trong những trường hợp này, cán bộ xử lý đơn thư phải căn cứ vào nội dung đơn để phân loại và giải quyết theo đúng quy định. Nếu đơn có nhiều nội dung khác nhau thì cán bộ xử lý đơn thư phải tách riêng từng nội dung trong đơn để xử lý như đã phân tích ở trên.

Bài viết có trích dẫn một số ý kiến của tác giả Tạ Đình Tuyên trong bài viết: Một số vấn đề cần lưu ý về công tác xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo (http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1621).

Luật gia Nguyễn Bích Phượng - Phòng Tư vấn pháp luật trực tuyến của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật1900 6198, hoặc E-mail:info@luatviet.net.vn, hoặcinfo@everest.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm Quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thôngtintrong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.