Luật sư tư vấn về xử lý vi phạm hành chính khi hết thời hiệu xử phạt vi phạt

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

Hỏi: Tôi đang là cán bộ quản lý xây dựng, do mới công tác nên kinh nghiệm còn ít, tôi muốn hỏi luật sư một vấn đề. Trước đây ở địa phương tôi do hiểu biết còn ít và chưa có cán bộ quản lý về mảng xây dựng, nên nhân dân đã xây dựng lấn chiếm phần diện tích mương của công sau nhà nhiều năm về trước, bây giờ tôi phải xử lý thế nào cho đúng với quy định của pháp luật đối với các các hộ vi phạmm trước đây, và công trình đã vi phạm trong thời gian bao lâu thì không được xử lý vi phạm? (Nhân Sâm - Vĩnh Phúc)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật hành chính Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Về xử lý vi phạm hành chính:

Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ- CP về xử phạt
hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định hành vi lấn, chiếm đất bị xử phạt như sau:

"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này; b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này".


Theo đó, nếu hành vi lấn chiếm đất nông nghiệp mà không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sẽ bị xử phạt từ 1000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đồng thời buộc khôi phục lại tình trạng đất ban đầu và trả lại phần diện tích đã lấn chiếm.

Về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính

Điểm a, khoản 1 Điều 6 Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012, Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, đối với hành vi vi phạm hành chính về đất đai thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

Trường hợp đã hết thời hiệu xử phạt thì không được ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 65 Luật xử phạt vi phạm hành chính, trường hợp này cá nhân, cơ quan có thẩm quyền có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Theo đó, trường hợp đã hết thời hiệu để xử lý vi phạm hành chính nhưng cá nhân, cơ quan có thẩm quyền vẫn có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu và trả lại phần diện tích đã lấn chiếm.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.