Luật sư tư vấn về xử lý 'nóng' trong pháp luật giao thông đường bộ

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp xử lý 'nóng' để không phải lập biên bản theo pháp luật giao thông đường bộ.

Hỏi: Tôi bị giữ bằng lái xe + đăng ký xe cách đây 2 năm vì lỗi sai làn đường . Cảnh sát giao thông (CSGT) yêu cầu xử lý nóng tại chỗ (thì không lập biên bản). Tôi có chạy ra cây ATM rút tiền nộp phạt nhưng khi quay lại các đồng chú CSGT đã đi mất. Sau đó tôi có dò hỏi trên đoạn đường đấy do CSGT đội 1 đường Trần Nhật Duật (Hà Nội ) quản lý. Vì lý do gia đình chuyển nhà đi nơi khác sinh sống và phương tiện xe bị giữ giấy tờ không được sử dụng nữa nên một thời gian tôi quên vấn đề này. Hiện nay tôi nhớ ra và muốn lấy lại giấy tờ đó. Xin hỏi luật sư là có lấy được không? Và lấy như thế nào? (Minh Minh - Hà Nội)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật giao thông Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Nghị định 171/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 107/2014/NĐ-CP) quy định:

“Điều 75. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ”.

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 115/2013/NĐ-CPthì đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ít nhất 2 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Vì vậy,với trường hợp của bạn khi đã quá thời hạn đến để làm thủ tục hành chính lấy lại xe và giấy tờ thì bạn vẫn có thể lên trình báo và đưa ralý do chính đáng thì cơ quan có thẩm quyền vẫn giải quyết cho bạn,do đó bạn nên liên hệ với cơ quan đã ra quyết định tạm giữ Giấy phép lái xe của bạnđể được hướng dẫn giải quyết trực tiếp.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật giao thông mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.