Luật sư tư vấn về thủ tục ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn thủ tục ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự...

Hỏi: Chồng tôi bị bệnh tâm thần, chữa trị mãi không hết nên tôi có ý định li hôn. Xin cho biết việc li hôn trong trường hợp một bên bị bệnh tâm thần thủ tục phải tiến hành như thế nào và có gì khác so với li hôn với người bình thường không? (Tú Linh - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

* Bước thứ nhất,chị phải làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố chồng chị mất năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2005 và Điều 319 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011).

Tại Khoản 1 Điều 22 Bộ luật dân sự quy định: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định”.

Và Điều 319 Bộ luật tố tụng dân sự có quy định, cụ thể như sau:

“1. Người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.2. Đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 của Bộ luật này.3. Kèm theo đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự phải có kết luận của cơ quan chuyên môn và các chứng cứ khác để chứng minh người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình”.

Nội dung đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:

- Ngày, tháng, năm viết đơn

- Tên Toà án có thẩm quyền giải quyết đơn;

- Tên, địa chỉ của người yêu cầu;

- Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó;

- Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có;

- Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu;

- Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.

Sau khi thụ lí đơn, tòa án sẽ tiến hành mở phiên họp xem xét có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của chị. Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu, tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

* Bước thứ hai,khi có quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì chị gửi đơn yêu cầu li hôn. Hồ sơ li hôn nộp cho tòa án bao gồm:

- Đơn xin ly hôn

- Giấy đăng kí kết hôn

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân

- Các tài liệu chứng minh đại chỉ cư trú của các bên

- Quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự

Do chồng chị đã bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự nên Tòa án sẽ chỉ định người giám hộ cho bị đơn (chồng chị) theo quy định tại các Điều 58, 60, 62 và 63 của Bộ luật dân sự 2005.

Khi có đủ các trình tự trên, Tòa án giải quyết vụ án li hôn theo thủ tục chung.

Điểm khác biệt giữa thủ tục li hôn thông thường với li hôn với người bị bệnh tâm thần là ở chỗ: li hôn thông thường sẽ không có bước 1 và phải thông qua thủ tục hòa giải, còn li hôn với người bị bệnh tâm thần thì không phải thông qua thủ tục hòa giải (khoản 3 Điều 182 Bộ luật tố tụng dân sự).

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.