Luật sư tư vấn về tạm ứng ngày nghỉ phép

Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

Đề nghị luật sư tư vấn về quy định tạm ứng tiền lương và tạm ứng ngày nghỉ hàng năm (nghỉ phép).

Tóm tắt yêu cầu của khách hàng: Tôi làm nhân viên kế toán tại Công ty X tại Hà Nội được 12 năm. Mấy năm nay, do yêu cầu của công việc, tôi chưa xin nghỉ phép lần nào. Tôi quê ở Quảng Nam. Nay tôi muốn về thăm nhà khoảng 40 ngày. Tôi đã có đơn và trao đổi với Phòng Hành chính, thì được trả lời: Công ty chỉ giải quyết cho tôi 09 ngày phép của năm ngoái và 07 ngày phép của năm nay (nay mới là tháng 07). Còn lại các ngày phép các năm trước đó, do tôi nghỉ nên công ty không giải quyết. Xin hỏi luật sư, tôi có được tạm ứng tiền lương và tạm ứng ngày nghỉ nghỉ phép của năm nay hay không (bây giờ là tháng 06)? (Bùi Anh Tuấn - Hà Nội)

 Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Quy định pháp luật liên quan đến ngày nghỉ phép

Liên quan tới câu hỏi của anh (chị), chúng tôi trích dẫn một số quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 (Bộ luật Lao động) có liên quan, như sau:

- Nghỉ hằng năm (Điều 111):

1- Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: (a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; (b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật; (c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2- Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

3- Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

4- Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

- Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc (Điều 112);

Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

- Tạm ứng tiền lương, tiền tàu xe đi đường ngày nghỉ hằng năm (Điều 113):

1- Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

2- Tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường do hai bên thoả thuận. Đối với người lao động miền xuôi làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và người lao động ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm việc ở miền xuôi thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường.

- Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ (Điều 114):

1- Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

2- Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.

Đối chiếu các thông tin anh (chị) cung cấp với quy định của Bộ luật Lao động, thì:

(i) Anh (chị) đã làm việc cho Công ty X được 12 năm, trong điều kiện bình thường. Vậy, từ năm làm việc thứ 06 đến năm thứ 10, anh (chị) có 13 ngày nghỉ hằng năm (thường gọi là ngày nghỉ phép), từ năm thứ 11 anh chị có 14 ngày nghỉ hằng năm.

(ii) Công ty (người sử dụng lao động) có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi đã tham khảo ý kiến người lao động và phải báo trước cho người lao động. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. Như vậy, anh (chị) có thoả thuận với Công ty việc nghỉ gộp ngày nghỉ hằng 02 năm trước và các ngày nghỉ phép năm nay. Việc Công ty chỉ đồng ý 08 ngày phép của năm ngoái và phép năm nay (07 ngày), còn lại phép năm trước đó không giải quyết là trái luật.

(iii) Để giải quyết triệt để trường hợp này, đề nghị anh (chị) xác định lại liệu những ngày phép năm của năm trước chưa nghỉ đã được chi trả tiền lương tương ứng hay chưa? Trường hợp chưa được chi trả anh (chị) có quyền đề nghị với Ban giám đốc, hoặc trả tiền lương tương ứng với những ngày chưa nghỉ.

(iv) Khi nghỉ phép, anh (chị) được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. Tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường do hai bên thoả thuận.

(v) Anh (chị) có thể đề nghị với Công ty nghỉ: 13 + 14 + 14/2 = 34 ngày, do năm nay anh (chị) mới làm việc được một nửa thời gian. Tuy nhiên, anh (chị) có thể đàm phán với Công ty để nghỉ thêm, hoặc tạm ứng ngày phép, tạm ứng tiền lương.
Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198
Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198

Luật sư có thể cung cấp những dịch vụ pháp lý về lao động nào?


Hợp đồng lao động: gồm hợp đồng lao động và các hợp đồng liên quan khác như hợp đồng thử việc, hợp đồng đào tạo, hợp đồng học việc, hợp đồng cộng tác viên… Luật sư có thể cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý (hướng dẫn, đưa ra ý kiến, soạn thảo), đại diện theo ủy quyền cho khách hàng (người lao động, người sử dụng lao động) để đàm phán, thương lượng, thỏa thuận các vấn đề có liên quan.

Hoàn thiện các biểu mẫu: Các loại hợp đồng lao động và phụ lục hợp đồng; các quyết định ban hành thang, bảng lương; quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định cho thôi việc, quyết định sa thải người lao động, và quyết định tiếp nhận điều động nhân sự, quyết định xóa bỏ hình thức kỷ luật, đơn xin nghỉ phép, đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động,…

Nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể: Hướng dẫn, đưa ra giải pháp và soạn thảo, đăng ký nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, phù hợp với hoạt động kinh doanh, mô hình sản xuất của doanh nghiệp;

Công đoàn: cung cấp dịch vụ tư vấn, đại diện cho khách hàng (người lao động, người sử dụng lao động) đàm phán, thương lượng, thỏa thuận các vấn đề: quy chế thành lập công đoàn, tham gia hỗ trợ pháp lý trong quá trình hoạt động của công đoàn, cập nhật các văn bản pháp luật và các chính sách mới liên quan;

Bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội: Tư vấn, kiểm toán, đăng ký, đưa ra các giải pháp pháp lý khác trong quá trình thực hiện đăng ký thang lương, bảng lương cho doanh nghiệp; quy chế về quy trình căn cứ chi trả lương, trả thưởng, phúc lợi cho người lao động; thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động; các vấn đề về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;

Xây dựng quy trình: Tư vấn, kiểm toán, đưa ra các giải pháp, soạn thảo các quy trình tuyển dụng, đào tạo, phân công công việc, đánh giá nhân sự;

Kỷ luật lao động: cung cấp dịch vụ tư vấn, đại diện cho khách hàng (người lao động, người sử dụng lao động) đàm phán, thương lượng, thỏa thuận các vấn đề có liên quan: quy trình xử lý kỷ luật lao động; tính hợp pháp của quyết định xử lý kỷ luật lao động; tiền bồi thường, trợ cấp thôi việc, mất việc, thất nghiệp và các trợ cấp có liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động; giải quyết vấn đề tranh chấp (nếu có);

Giải quyết tranh chấp lao động: Tranh chấp lao động có thể phát sinh thường xuyên. Trong trường hợp tranh chấp không được giải quyết, kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người lao động, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp… Luật sư cung cấp dịch vụ tư vấn, đại diện cho khách hàng (người lao động, người sử dụng lao động) đàm phán, thương lượng, thỏa thuận giải quyết tranh chấp lao động; luật sư cũng có thể tham gia tố tụng tại Tòa án hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp lao động.

Bài viết thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Thị Yến - Trưởng chi nhánh Quảng Ninh của Công ty Luật TNHH Everest

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực lao động (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.