Luật sư tư vấn về quyền thừa hưởng đất đai

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hỏi: Vào đầu năm 2004 sau khi đi bộ đội về nội tôi có cho tôi một mảnh đất ruộng hoang sơ, sau đó tôi đã cải tạo lại lên liếp trồng cây cho đến nay. Nhưng do hoàn cảnh tôi phải đi làm ăn xa mỗi năm mới về một vài lần vì vậy tôi có nhờ anh tôi trông coi đất và cây trái. Từ lúc nhận đất khai phá và sử dụng cho đến nay thì không có tranh chấp hoặc khiếu nại gì vì đất thuộc sở hữu hợp pháp của nội tôi. Vừa rồi nội tôi mất tôi muốn tách sổ thì được biết số đất mà tôi đang sử dụng đã được cô tôi (nhà nội chỉ có cha tôi là con trai còn lại tất cả 5 người con còn lại là gái và đã có giađình đều ở riêng) làm thủ tục đứng tên quyền sử dụng đất và nay cô ấy muốn đòi lại. Trước đây vì chỗbà cháu nên tôi cũng chưa có yêu cầu tách sổ khi bà cho mảnh đất ấy. Xin hỏi luật sư trường hợp của tôi phải làm như thế nào và tôi có được đảm bảo quyền lợi của mình không và việc cô tôi đòi lại đất có đúng không. Xin được tư vấn giúp? (Lê Ngọ - Hải Dương).

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Việc nội của bạn cho bạn một mảnh đất sẽ không có giá trị pháp lý do không có hợp đồng nào ghi nhận giao dịch này.Trường hợp của bạn được xem như là bà nội của bạn mất đi mà không để lại di chúc.

Vì không có di chúc nên di sản sẽ được chia theo pháp luật, cụ thể Điều 676 BLDS 2005 quy định:

"Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

Căn cứ theo quy định này thì di sản của nội bạn sẽ được chia đều cho 6 người con của bà, trong đó có bố bạn và người cô kia.

Tuy nhiên, côcủa bạn được cấp GCNQSDĐvà trên giấy chỉ đứng tên một mình côbạn. Nếu đối chiếu với quy định của pháp luật màtôi đãnêu trên thì việc này chắc chắn ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của các đồng thừa kế còn lại.

Đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tức côcủa bạn được Nhà nước công nhận và bảo vệ quyền sở hữu. Nên để chia được khối tài sản trên bắt buộc những đồng thừa kế phải đưa ra được những tài liệu, chứng cứ là căn cứ để chia lại thửa đất trên.

Khi yêu cầu của các đồng thừa kế được đáp ứng, thì việc đất mặc dù đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cũng vấn bị đem ra để chia theo đúng quy định của pháp luật.

Bạn sẽ được hoàn trả lại những chi phí đã bỏ ra để làm tăng thêm giátrị của đất (nếu có) chứ bạn không có phần trong di sản của nội bạn.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.