Luật sư tư vấn về làm giấy phép hành nghề y cho y sĩ

Để được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, y sỹ phải thực hành 12 tháng tại bệnh viện.

Hỏi: Tôi tốt nghiệp Y sỹ Đa khoa, trường Trung Cấp Quân Y 2, TP.HCM. Sau khi tốt nghiệp, tôi làm việc tại Trung Tâm Y Tế Quận 9 đã 05 năm. Sau đó, tôi làm tại bộ phận y tế công ty tư nhân tới nay. Tôi hiện đang rất cần có Chứng chỉ hành nghề để xin được việc mới. Đề nghị Luật sư tư vấn, với những điều kiện trên, tôi có thể xin cấp Chứng chỉ hành nghề được không? (Vy Oanh - Hải Phòng)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật hành chính Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề:

Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 quy định về xác nhận về thời gian thực hành như sau:

"1. Xác nhận về thời gian thực hành đối với bác sỹ:

a) Đối với bác sỹ đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012:

- Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 18 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì được xác nhận có đủ thời gian thực hành;

- Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh chưa đủ 18 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thời gian đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012 được tính là thời gian thực hành (xác định từ thời điểm ký kết hợp đồng lao động hoặc có quyết định tuyển dụng) và phải tiếp tục thực hành đến khi đủ 18 tháng để được xác nhận có đủ thời gian thực hành;

- Nếu đã có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 18 tháng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng sau đó đã không tiếp tục thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thì không phải thực hành lại nếu có giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục. Trường hợp không có giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh;

b) Đối với bác sỹ bắt đầu thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh".

Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định về xác nhận quá trình thực hành như sau: "Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây: a) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sỹ; b) 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ; c) 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên; d) 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên" (khoản 1).

Như vậy, Y sỹ bắt đầu thực hành từ sau ngày 01/01/2012 phải thực hành 12 tháng tại bệnh viện. Do vậy, y sỹ đa khoa tốt nghiệp năm 2013, làm nhân viên y tế 12 tháng tại trường tiểu học chưa đúng theo quy định. Để được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh, y sỹ phải thực hành 12 tháng tại bệnh viện. Với trường hợp của anh (chị): là y sỹ đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012 và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh hơn 12 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì được xác nhận có đủ thời gian thực hành. Việc cấp chứng chỉ bạn có thể nộp hồ sơ tại bộ phận 1 cửa - Sở Y tế cấp tỉnh.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.