Luật sư tư vấn trường hợp cho vay tiền không ghi ngày trả đòi lại thế nào?

Pháp luật không quy định khi giao kết hợp đồng dân sự là hợp đồng vay tài sản phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Nên người bạn của anh (chị) có quyền tự mình lập và ký hợp đồng vay tiền với anh (chị) mà không cần có sự đồng ý của chồng chị đó.

Hỏi: Tôi cho bạn tôi vay tiền số tiền là 800 triệu đồng, chỉ viết giấy vay không thế chấp tài sản gì ghi lãi suất là 2%/tháng không hẹn ngày trả. Giờ bạn tôi bị vỡ nợ tôi đòi thì bạn ấy bảo bao giờ có thì trả mà biết đến bao giờ bạn ấy mới trả được. Bạn ấy là giáo viên lương 7 triệu. Đề nghị Luật sư tư vấn, Giờ tôi muốn đưa ra tòa liệu tôi có đòi được tiền không? Tôi cho vay chỉ có bạn ấy kí tên chồng bạn ấy không kí tên. (Thanh Hải - Phú Thọ)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6218

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phùng Thị Huyền - Tổ tư vấn pháp luật dân sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:


Theo thông tin mà anh (chị) cung cấp, thì:

Thứ nhất,việc anh (chị) và bạn anh (chị) đã viết giấy vay tiền chính là một hình thức giao kết hợp đồng bằng văn bản, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự về hợp đồng vay tài sản.

Pháp luật không quy định khi giao kết hợp đồng dân sự là hợp đồng vay tài sản phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Nên người bạn của anh (chị) có quyền tự mình lập và ký hợp đồng vay tiền với anh (chị) mà không cần có sự đồng ý của chồng chị đó.

Theo Điều 25 Luật Hôn nhân và gia đình quy định trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện: “Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình”.

Trường hợp này anh (chị) có quyền yêu cầu cả chồng chị bạn của anh (chị) thực hiện nghĩa vụ liên đới của hai vợ chồng. Và đương nhiên hợp đồng của anh (chị) vẫn có giá trị pháp lý khi ra tòa, và làm căn cứ để chứng minh nghĩa vụ của người bạn đó đối với anh (chị) là nghĩa vụ trả nợ theo Điều 474 Bộ luật Dân sự.

Thứ hai, Tại Khoản 2 Điều 477 Bộ Luật Dân sự quy định về thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn:

“2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý”.

Theo quy định trên thì anh (chị) có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý. Việc báo trước một thời gian hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình chuẩn bị các điều kiện để trả nợ. Pháp luật không quy định thời gian thông báo hợp lý là bao nhiêu ngày mà thời gian này phụ thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng khoản vay và người vay cụ thể. Anh (chị) có thể khởi kiện ra Tòa yêu cầu người vay trả tiền, tuy nhiên với lãi suất 2%/tháng đã vượt lãi suất cho vay theo quy định của Bộ luật dân sự.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.