Luật sư tư vấn thủ tục thành lập công đoàn trong công ty

Người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật công đoàn.

Hỏi: Bên em gồm 02 công ty: Công ty A gồm 05 người (cả giám đốc) và Công ty B gồm 03 người (cả giám đốc). Năm 2016 bên em chưa đủ điều kiện nên không cần tham gia công đoàn. Vậy sang năm 2017 thì với số lượng lao động giữ nguyên như cũ thì bên em có cần tham gia công đoàn hay không? Nếu phải tham gia công đoàn thì thủ tục hồ sơ như thế nào? (Vũ Thanh - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

1. Tham gia công đoàn cơ sở:

Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật lao động về Thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan , tổ chức:

“1. Người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật công đoàn.2. Công đoàn cấp trên cơ sở có quyền và trách nhiệm vận động người lao động gia nhập công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; có quyền yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương tạo điều kiện và hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở.3. Khi công đoàn cơ sở được thành lập theo đúng quy định của Luật công đoàn thì người sử dụng lao động phải thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn cơ sở hoạt động.”

Khoản 1 Điều 5 Luật công đoàn:

“Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn”.

-> Do vậy, với các quy định vừa nêu ở trên thì việc thành lập công đoàn hoàn toàn tự nguyện không phải là sự bắt buộc về mặt pháp lý đối với doanh nghiệp. Đó là quyền của người lao động. Người lao động thực hiện quyền và không ai kể cả người sử dụng lao động có quyền hạn chế quyền họ.

Tuy nhiên theo quy đinh tại khoản 2 Điều 189 BLLĐ: "2. Công đoàn cấp trên cơ sở có quyền và trách nhiệm vận động người lao động gia nhập công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; có quyền yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương tạo điều kiện và hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở."

-> thì doanh nghiệp có trách nhiệm vận động người lao động thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp.

=> Mặc dù, không quy định là bắt buộc phải thành lập công đoàn tại doanh nghiệp nhưng thiết nghĩ với vai trò đặc biệt, quan trọng, là sợi dây kết nối lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động thì một doanh nghiệp lớn mạnh như quý công ty thì nên vận động người lao động thực hiện quyền của họ - thành lập công đoàn cơ sở.

2. Thủ tục hồ sơ tham gia công đoàn

Khoản 1 Điều 16. (Điều lệ công đoàn Việt Nam 2013) về Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của Công đoàn cơ sở.

"1. Điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở:a. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, được thành lập ở các Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi có ít nhất năm đoàn viên Công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.b. Nghiệp đoàn là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề, được thành lập theo địa bàn hoặc theo đơn vị lao động khi có ít nhất mười đoàn viên Công đoàn hoặc mười người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam."

Khoản 1 Điều 17. Trình tự thành lập Công đoàn cơ sở:

"1. Người lao động thành lập Công đoàn cơ sở:a. Người lao động tổ chức Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và được Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giúp đỡ.Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở có nhiệm vụ đề nghị với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở về hướng dẫn việc tuyên truyền, vận động, thu nhận đơn gia nhập Công đoàn của người lao động và chuẩn bị việc tổ chức Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở.b. Khi có đủ số lượng người lao động tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện gia nhập tổ chức Công đoàn theo quy định tại khoản 1, Điều 16, Điều lệ này thì Ban vận động tổ chức Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.c. Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở có nhiệm vụ công bố danh sách người lao động xin gia nhập Công đoàn; tuyên bố thành lập Công đoàn cơ sở; bầu Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.d. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi kết thúc Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ra quyết định công nhận đoàn viên và Công đoàn cơ sở.đ. Hoạt động của Công đoàn cơ sở, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở chỉ hợp pháp sau khi có quyết định công nhận của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở".

Hồ sơ gồm:

- Bản sao giấy phép đăng ký‎ kinh doanh có chứng thực không quá 6 tháng;

- Công văn đề nghị thành lập Công đoàn cơ sở;

- Danh sách kết nạp đoàn viên;

- Danh sách đề cử Ban chấp hành Lâm thời;

- 01 bản photo báo cáo tình hình sử dụng lao động (có duyệt của Phòng lao động TBXH);

- Đơn đề nghị gia nhập công đoàn của mỗi người lao động tại doanh nghiệp;

- Dự thảo Thỏa ước lao động tập thể.

- 01 ảnh cỡ 2x3 của mỗi người lao động gia nhập công đoàn.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.