Luật sư tư vấn mua bán nhà đất không đúng giá ghi trong hợp đồng

Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật...

Hỏi: Anh A và B thỏa thuận mua bán đất với giá 500 triệu đồng nhưng trong hợp đồngng mua bán đất 2 bên thỏa thuận chỉ ghi giá 300 triệu đồng (nhằm mục đích trốn thuế ) sau khi hợp đồng được công chứngg. Bên mua là anh A không giao số tiền còn lại 200 triệu đồng vì cho rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán. Anh B làm đơn khởi kiện ra tòa án yêu cầu tuyên bố giao dịchh dân sự̣ vô hiệu.Yêu cầu của anh B có đợc tòa án chấp nhận hay không? Tại sao? (Quang Sáng - Hà Nội)


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:


Từ những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu rằng A và B đã có hành vi vi phạm pháp pháp luật. Mà cụ thể đó là hành vi trốn thuế từ thu nhập chuyển quyền sự dụng đất.

Có thể thấy, khi B chấp nhận thỏa thuận với A về việc ghi sai giá trị thực của thỏa thuận, thì đồng thời B phải chấp nhận rủi ro pháp lý có thể sẽ xảy ra đối với việc bên A sẽ không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán như đã thỏa thuận.

Trong trường hợp này, nếu A và B có giao kết một hợp đồng khác về việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán phần giá thực của hợp đồng. Thì khi đó B sẽ có căn cứ để kiện đòi tài sản, yêu cầu A thực hiện thanh toán phần còn lại.

Quy trở lại với câu hỏi của bạn, thì:

Thứ nhất,theo quy định tại Điều 689 Bộ Luật dân sự 2005 thì: “…2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật...”.

Dựa trên quy định của pháp luật và tôn trọng sự tự thỏa thuận của các bên chủ thể được thể hiện trong hồ sơ công chứng. Công chứng viên tiến hành hoạt động công chứng đối với hợp đồng đó. Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm được công chứng viên kí và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

Như vậy, hợp đồng mà A kí kết với B là hoàn toàn có hiệu lực pháp luật.

Thứ hai,về việc B có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu hay không, thì Điều 127 BLDS 2005 có quy định như sau: “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu”.

"Theo quy định tại Điều 122 BLDS 2005 thì có đầy đủ các điều kiện sau để giao dịch có hiệu lực:

… a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định…”.


Như vậy, hợp đồng đã được công chứng giữa A và B có đầy đủ các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực, hay nói cách khác không có căn cứ để cho rằng hợp đồng này vô hiệu.

Mặt khác, trong trường hợp này B là người không có quyền khởi kiện. Bởi căn cứ theo hợp đồng, thì A đã thanh toán đầy đủ phần nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nên ở đây, quyền và lợi ích của B trong hợp đồng không hề bị xâm hại.

Vì vậy, yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu của anh B sẽ không được Tòa án chấp nhận.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.