Luật sư tư vấn: khởi kiện công ty do sa thải lao động trái quy định

Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác...

Hỏi: Anh M vào làm việc tại công ty Y (công ty 100%) vốn nước ngoài có trụ sở tại quận I, Thành phố Hồ Chí Minh với HĐLĐ không xác định từ tháng 1/2010. Ngày 10/7/2016, công ty họp xử lí kỉ luật anh M vì lí do anh đã tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty,Anh M có tham dự buổi họp nhưng giữa chừng anh đã bỏ về vì bất đồng quan điểm với giám đốc công ty, Tuy nhiên, cuộc họp vẫn được tiến hành theo quy định của pháp luật. Ngày 12/7/2016, giám đốc công ty Y đã ra quyết định số 24/QĐ sa thải anh Mnhưng không trao đổi với ban chấp hành công đoàn cơ sở. Quyết định có hiệu lực từ ngày 15/7/2016. Ngày 25/7/2016, anh Mđã làm đơn gửi đến tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu giải quyết tranh chấp. Thời điểm xác định thời hiệu khởi kiện của anh M là ngày nào? Quyết định sa thải anh Mcủa công ty là đúng hay sai? (Đỗ Hiếu - Hồ Chí Minh)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng dân sựđã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự

2. Luật sư tư vấn

Thời điểm xác định thời hiệu khởi kiện của anh Mlà ngày nào?

Điều 159 bộ luật tố tụng dân sự vềThời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu

"1. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.2. Thời hiệu yêu cầu là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.3. Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác vềthời hiệu khởi kiện, thời hiện yêu cầu thì thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu được quy định như sau:a) Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm;b) Thời hiệu yêu cầu để Toà án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu"

Như vậy trường hợp khởi kiện của M được tính từ ngày M nhận được quyết định khởi kiện

Quyết định sa thải anh Mcủa công ty là đúng hay sai? Tại sao?

Tại điểm b khoản 1 điều 123 bộ luật lao động về nguyên tắc, trình tự xử lý luật lao động

b;Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

"Điều 30 Nghị đinh 05/2015/NĐ-CP về trình tự xỷ lý luật lao động:Trình tự xử lý kỷ luật lao động tạiđiều 123 của bộ luật lao độnđược quy định như sau:1. Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.2. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 điều 123 của bộ luật lao động3. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp quy định tại Khoản 1 Điều này và người lập biên bản. Trường hợp một trong các thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.4. Người giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 3 Nghị định này là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách.5. Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theođiều 124của bộ luật lao độn, Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến các thành phần tham dự phiên họp xử lý kỷ luật lao động".

Khoan 1 Điều 126 bộ luật lao động về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

"Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động";

Vì những căn cứ nêu trên. công ty Yquyết định sa thai anh M với lý do tiết lộ bí mật kinh doanh là đúng pháp luật, nhưng công ty Y lại làm sai về trình tự thủ tục xử lýlà không có sựtham gia của công đoàn cấp cơ sở. vi vậy quyết định việc sa thảicủa công Y đối với anh M là trái pháp luật.

Giả sử :

Trong quá trình làm việc tại công ty Y, anh Mđược công ty cử đi học ở nước ngoài với cam kết sau khi học xong sẽ về làm việc cho công ty trong thời hạn 5 năm. Nhưng mới làm được 2 năm thì anh Mđã bị công ty kỉ luật sa thải. Trong trường hợp đó anh Mcó phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty không? Tại sao?

Điều này anh M cần phải căn cứ vào hợp đồng lao động đã thoải thuận với công ty Y.

VD :Trường hợp nếu anh M đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải hoản trả lạimột hoặc một phần chi phiđào tạo lại cho công ty

Trường hợp nếu công ty Y đơn phương chấm dứt hợp đồng. Thì anh M không phải hoàn trả lại số chi phí đao đạo của công ty.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.