Luật sư tư vấn: Đòi lại tiền cho vay với lãi suất cao

Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng...

Hỏi: Mẹ tôi vì không hiểu biết nên đã bị người cùng xã dụ cho vay tiền rồi trả lãi suất cao. Đến nay họ chỉ trả được vài tháng đầu và giờ họ tuyên bố phá sản. Họ còn dọa là nếu mẹ tôi kiện sẽ bị đi tù vì tội cho vay nặng lãi. Giờ số tiền tôi và mẹ vất vả tích góp để xây nhà bị lừa như vậy, có cách nào đòi lại được không? (Nguyễn Thị Trang - Hải Phòng)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương – Tổ tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:

Khoản 1, Điều 476Bộ luật Dân sự quy định:

" Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng".

Như vậy, theo quy định trên của Bộ luật dân sự thì nếu lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng thì không được pháp luật thừa nhận.

Điều 163Bộ luật Hình sựquy định về Tội cho vay nặng lãi như sau:

"1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ 6 tháng đến ba năm.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

Theo quy định của Điều luật trên, việc cho vay nặng lãi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau đây:

Thứ nhất: Lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên. Theo quy định của khoản 1 Điều 476 Bộ Luật Dân sự về lãi suất thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng, nếu lãi suất cho vay gấp 10 lần mức lãi suất này thì có dấu hiệu của tội cho vay nặng lãi. Ví dụ: Ngân hàng nhà nước quy định lãi suất cao nhất đối với cho vay tiền Việt Nam (đồng) kỳ hạn 3 tháng là 1%/tháng, lãi suất tối đa mà các bên có thể thỏa thuận là 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố là 1,5%/tháng thì hành vi cho vay tiền (VN Đồng) kỳ hạn 3 tháng với mức lãi trên 15%/tháng (gấp từ 10 lần mức lãi suất tối đa pháp luật cho phép trở lên) sẽ bị coi là cho vay lãi nặng.

Thứ hai:Có tính chất chuyên bóc lột được hiểu là người phạm tội lợi dụng việc cho vay, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn cấp bách của người đi vay để cho vay với lãi suất cao (lãi nặng) nhằm thu lợi bất chính mà thực chất là bóc lột người đi vay. Tính chất chuyên bóc lột của hành vi cho vay lãi nặng thể hiện ở chỗ: người phạm tội thực hiện hành vi cho vay lãi nặng nhiều lần, hành vi mang tính chuyên nghiệp, người phạm tội lấy việc cho vay lãi nặng làm một nghề kiếm sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

Trong bài viết bạn không nói rõ mẹ bạn cho người ta vay tiền là với lãi suất là bao nhiêu và đây là lần đầu tiên mẹ bạn cho vay hay nhiều lần rồi? Nên chúng tôi không thể xác định được mẹ bạn có phạm tội cho vay nặng lãi không. Tuy nhiên chúng tôi xin đưa ra 2 tình huống xấu nhấtsau:

-Trường hợp 1: mẹ bạn cho vay nặng lãi cao hơn 150% lãi suất cao nhất mà ngân hàng nhà nước công bố với loại vay tương ứng nhưng lãi suất cho vay khôngcao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên. Như vậy mẹ của bạn sẽ không phạm tội cho vay nặng lãi theo điều 163 Bộ luật hình sự.

Để đòi lại tiền mẹ bạn có thể khởi kiện đến tòa án nhân dân huyện nơi mẹ bạn cư trú ( vì người vay cùng xã) để yêu cầu trả nợ ( điều 33,35 Bộ luật tố tụng dân sự). Tuy nhiênlãi suất đó đã vi phạm quy định khoản 1 Điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005, nếu người vay khởi kiện, Tòasẽ tuyên phần lãi suất tronghợp đồng cho vay đó vô hiệu (còn phần hợp đồng vay tiền vẫn có hiệu lực)và sẽ áp dụng mức lãi suất tối đa đối với khoản vay đó là 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố.

-Trường hợp 2: mẹ bạn cho vay với lãi suấtcho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên, đồng thời thỏa mãn dấu hiệu có tính chất chuyên bóc lột,mẹ bạn có thể phạm tội cho vay nặng lãi theo điều 163 Bộ luật Hìnhsự. Trong trường hợp này để đòi tiền, mẹ bạn cần khởi kiện đến tòa án nhân dân huyện nơi người vay đangcư trú hoặc làm việcyêu cầu trả tiền trong hợp đồng vay. Khi đótòa án giải quyết yêu cầu đòi tiền cho vay nhưng sẽt uyên bố phần lãi suấtvô hiệu do vi phạm quy định của pháp luật.

Trong trường hợp này, để tránh trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cho vay lãi nặng, mẹ bạn nên khởi kiện dân sự.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.