Luật sư tư vấn điều kiện của người lập di chúc?

Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

Hỏi: Hiện tại ba má tôi muốn di chúc lại cho tôi quyền thừa kế ngôi nhà và thửa đất. Tuy nhiên vì việc đi khám sức khỏe đường xá xa xôi bất tiện cho ba má tôi nhiều do ba má tôi tuổi đã cao. Nên chỉ có ba tôi đi khám sức khỏe và bác sĩ kết luận ba tôi đủ minh mẫn để lập di chúc. Vậy tư vấn viên cho tôi hỏi ba tôi có thể đại diện má tôi để lập di chúc cho tôi không? Và cho tôi xin mẫu di chúc trong trường hợp người chồng đại diện người vợ để lập di chúc. ( Phạm Văn Công - Tp Hồ Chí Minh)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương – Tổ tư vấn pháp luật thừa kế – Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:

Căn cứ quyđịnh tạiđiều 647 Bộ luật dân sự năm 2005 về người lập di chúc thì:

"1. Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý."

Căn cứ quyđịnh tạiĐiều 663 Bộ luật dân sự năm 2005 về di chúc chung của vợ chồng thì:

"Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung."

Nhưvậy, nếuđây là tài sản chung của bố mẹ bạn thì có thể lập di chúc chungđểđịnhđoạt tài sản này cho bạn.

Về thủ tục lập di chúc:Theo quy định tại khoản 3 Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì:

"Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực."
Nhưvậybốmẹbạncó thể lập di chúc theo hai cách:
Thứ nhất,Bốbạncó thể thay vợ viết bản di chúc chung nhưng phải có ít nhất hai người làm chứng. Trình tự của việc lập di chúc như sau:
+ Mẹbạnphải điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng;
+ Những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của bốmẹbạnvà ký vào bản di chúc.
Người làm chứng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 654 Bộ luật Dân sự năm 2005, cụ thể:

"Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự."

+ Bốmẹbạnmang bản di chúc có đầy đủ chữ ký của hai người, điểm chỉ của mẹbạn; xác nhận và chữ ký của những người làm chứng tới cơ quan công chứng hoặc UBND xã để được Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền của UBND xã công chứng hoặc chứng thực vào bản di chúc.
Thứ hai,Bốmẹbạncũng có thể tới cơ quan công chứng hoặc UBND xã để nhờ cán bộ có thẩm quyền tại các cơ quan này giúp mình lập di chúc theo đúng pháp luật.
Điều 658 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định, thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc UBND xã như sau:
- Bốmẹbạntuyên bố nội dung của di chúc trước Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã;
- Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà bốmẹbạnđã tuyên bố;
- Bốbạnký, mẹbạnđiểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của bốmẹbạn;
- Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã ký vào bản di chúc.

Vềnội dung của di chúc:

Bố mẹ bạn có thể tự viết di chúcđảm bảo những nội dung quyđịnh tạiĐiều 654 Bộ luật dân sự như sau:

"1. Di chúc phải ghi rõ:

a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

d) Di sản để lại và nơi có di sản;

đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc."

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.