Luật sư tư vấn cách giải quyết tranh chấp thực về ký cược hợp đồng thuê tài sản

Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

Hỏi: A thuê ôtô của B (trị giá 2 tỷ) trong thời gian 01 tháng. Hai bên làm hợp đồngng thuê xe kèm theo việc A ký cược chiếc nhẫnn trị giá gần 2,5 tỷ. Một tháng sau, A đến trả xe nhưng B không có nhà. A đã gọi điện vàB đồng ý cho kéo dài thêm 2 ngày nữa,2 ngày sau A đến trả nhưng không gặp đượcB và nhiều lần sau cũng không gặp đượcB. 3 tháng sau và biết B đã bán chiếcnhẫn được2,3 tỷ,không muốn trả lạịi và muốn sang tên chiếcxe ôtô cho A đồng thời không thanh toán giá trị chênh lệch giữachiếc nhẫn và xe ôtô. A không đồng ý nên tranhchấp xảy ra. Luật sư tư vấn cách giải quyết tranh chấp trên? (Bá Lộc - Nghệ An)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Trước hết cần xác định giá trị hiệu lực của giao dịch bán chiếc nhẫn của B

Căn cứ điều 359 BLDS năm 2005 quy định về ký cược

"Điều 359. Ký cược

1. Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

2. Trong trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trừ tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê".

Căn cứ điều 32 Nghị định số 163/2006/NĐ-CPngày 29 tháng 12 năm 2006

"Điều 32. Nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược

1. Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, tài sản ký cược; không được khai thác, sử dụng tài sản đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

2. Không được xác lập giao dịch đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược, trừ trường hợp bên đặt cọc, bên ký cược đồng ý".

Theo đó Bchỉ tạm thời có quyền chiếm hữu đối với chiếc nhẫn kim cương này mà không có quyền định đoạt đối với chiếc nhẫn đó do chưa hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của mìnhvà không được xác lập bất cứ giao dịch nào đối với tài sản ký trong khi Akhông đồng ý, Bcó nghĩa vụ phải trả lại chiếc nhẫn khi Atrả lại tài sản đã thuê là chiếc xe ô tôcho B. Như vậy Bkhông được quyền bán chiếc nhẫn trong thời hạn hợp đồng thuê tài sản chưa hết hiệu lực.

Căn cứ theo Điều 410 và 132 BLDS năm 2005:

- "Điều 410. Hợp đồng dân sự vô hiệu

1. Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 127 đến Điều 138 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.

2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính".

- "Điều 132. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình".

Việc Bđem bán chiếc nhẫn không thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác là hành vi cố ýlừa dối bên mua chiếc nhẫnbởi lẽ Bhoàn toàn chưa có quyền bán chiếc nhẫn đó khiến chủ thể đã mua chiếc nhẫnkhông biết và mua chiếc nhẫn này. Như vậy theo Điều 132 BLDS hợp đồng mua bán tài sản này vô hiệu.

Nếu A không đồng ý về việc sang tên chiếc xe oto cho mình để có thể đòi lại chiếc nhẫn kim cương. Ahoàn toàn có thể làm đơn khởi kiện Byêu cầu thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuê tài sản cho mình ra tòa án có thẩm quyền khi hợp đồng thuê tài sản đã chấm dứt, có kèm theo biện pháp kí cược mà bên cho thuê không hoàn trả lại tài sản kí cược theo khoản 2 Điều 359 đã trích dẫn ở trên. A đã bán chiếc nhẫn là tài sản kí cược đó đi trong trường hợp nàytòa án sẽ tuyên giao dịch dân sự vô hiệu đối với hợp đồng mua bán đó theo đó bên mua sẽ hoàn trả lại chiếc nhẫn cho B đồng thờisẽ hoàn trả lại tiền căn cứ theo Điều 137 BLDS. Lúc này, Ahoàn toàn có thể yêu cầu lấy lại chiếc nhẫn thuộc quyền sở hữu của mình.

"Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường".

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.