Luật sư tư vấn: bị sa thải vì tiết lộ bí mật kinh doanh

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích,...

Hỏi: Vào chiều ngày 17 tháng 10 năm 2016. Tổng giám đốc công ty có gọi tôi lên và nói chuyện và báo rằng quyết định sa thải tôi, chấm dứt hợp đồng lao động với lý do là tiết lộ bị mật kinh doanh, và nói xấu công ty. Nhưng sau khi tôi có hỏi cho tôi xin bằng chứng là tôi tiết lộ thông tin như thế nào, cho ai và ảnh hưởng thiệt hại đến công ty như thế nào thì tôi không nhận được câu trả lời nào. Sau đó ông ấy bảo tôi về viết bản tường trình về sự việc như ông ấy đã quy lỗi cho tôi: " tiết lộ bí mật kinh doanh và nói xấu công ty" . Tôi chưa biết phải viết gì thì ông ấy đã chỉ đạo ông trưởng phòng tổ chức là làm quyết định 1 là điều chuyển công tác xuống nhà máy làm công nhân, hai là chấm dứt hợp đồng lao động. Trong khi đó công việc của tôi làm rất tốt được bạn bè đồng nghiệp và khách hàng đánh giá cao. Trong năm vừa rồi ông tổng giám đốc cũng đã chứng nhận cho tôi 1 danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Vậy tôi xin hỏi Luật sư Là ông tổng giám đốc làm như vậy có đúng không? Và nếu ông ấy làm sai thì tôi có thể khởi kiện ông ấy ra toà được không? (Vũ Tuấn - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Bộ luật lao động quy định những trường hợp được phép áp dụng hình thức kỷ luật với người lao động bao gồm:

"Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải: Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;......"

Như vậy việc làm tiết lộ bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động cũng là một trong số những căn cứ có thể sử dụng để sa thải người lao động.

Luật sở hữu trí tuệ 2005 có định nghĩa: "Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh."

Đối tượng bí mật kinh doanh được bảo hộ không được là hiểu biết thông thường và không thể dễ dàng có được; khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó và bí mật kinh doanh phải được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Luật sở hữu trí tuệ cũng quy định các hành vi bị coi là xâm phạm quyền với bí mật kinh doanh có thể là một trong các hành vi như sau:

"Điều 127. Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:1. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật này............"

Để xác định xem bạn có hành vi làm tiết lộ ví mật kinh doanh hay không, bạn cần hỏi rõ người sử dụng lao động để xác định đối tượng mà bị cho là bạn đã tiết lộ có phải là đối tượng kinh doanh được bảo hộ theo quy định của pháp luật hay không và hành vi mà bạn có thể đã thực hiện có phải là một trong những hành vi làm xâm phạm quyền với bí mật kinh doanh hay không. Như vậy nếu Tổng giám đốc công ty của bạn đưa ra căn cứ chứng minh được bí mật kinh doanh của mình đã bị bạn xâm phạm thì Tổng giám đốc có quyền sa thải bạn.

Nếu Tổng giám đốc công ty bạn không đưa ra được căn cứ chứng minh bạn đã xâm phạm bí mật kinh doanh mà vẫn đơn phương cho bạn nghỉ việc thì bạn có thể yêu cầu tổ chức công đoàn cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và bạn cũng có quyền khởi kiện người sử dụng lao động do đã sa thải bạn trái pháp luật.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.