Luật sư chuyên tư vấn về việc người lao động tự chốt sổ bảo hiểm khi thôi việc

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Hỏi: Em tham gia đóng BHXH từ tháng 2/2014. Đến 23/6/2015 em có chấm dứt hợp đồng với công ty do chế độ đãi ngộ của công ty không tốt. Em có viết đơn xin nghỉ việc và được chấp nhận. Công ty làm thanh lý hợp đồng với em nhưng trong thanh lý hợp đồng không hề có quyền lợi gì của em mà chỉ có trách nhiệm của em là phải hoàn thành nốt các công việc còn lại cho công ty sau khi em đã nghỉ việc. Vì sự vô lý đó nên em đã không ký vào bản thanh lý hợp đồng. ông giám đốc có nói với tất cả các nhân viên còn lại là không bao giờ trả sổ bảo hiểm cho em. Em muốn hỏi là nếu công ty không trả sổ bảo hiểm cho em là đúng hay sai? và em sẽ phải làm gì để lấy lại sổ bảo hiểm cho mình. Em có liên lạc với chị kế toán ở công ty thì chị ấy nói là công ty đang nợ bảo hiểm từ đầu năm 2015 đến giờ nên không chốt được sổ cho em. nếu sau này chốt được sổ cho em rồi mà công ty vẫn không trả sổ thì em có thể kiện công ty để lấy lại sổ bảo hiểm hay không? Em đã nghỉ việc từ 23/6/2015 nhưng em có nhờ chị kế toán truy thu thẻ bảo hiểm y tế cho em đến hết năm 2015. Công ty em không ký hợp đồng với nhân viên năm 2015, em chỉ có bản hợp đồng ký năm 2014 và thẻ bảo hiểm của 2 năm là 2014 và 2015. Đề nghị luật sư tư vấn, em hỏi như vậy có đủ căn cứ xác định mình đã làm việc ở công ty và khởi kiện công ty nếu không trả sổ cho em không? (Thùy Anh - Yên Bái)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Hoa - tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Bộ luật lao động 2012 có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động tại Điều 27 như sau:

“…2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. 3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động…”

Như vậy, sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có trách nhiệm trả sổ bảo hiểm cho anh (chị). Việc công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội cho anh (chị) là vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này anh (chị) có thể làm đơn khiếu nại lên Ban giám đốc công ty hoặc thông qua tổ chức Công đoàn tại công ty để khiếu nại về việc không trả sổ BHXH cho anh (chị).

Nếu không được giải quyết thì anh (chị) có thể gửi đơn đến Thanh tra lao động thuộc Phòng Lao động Thương binh - xã hội để cơ quan này giải quyết buộc công ty trả lại sổ BHXH cho anh (chị).

Mặt khác, căn cứ theo quy định tại Điều 19 Quyết định 1111/BHXH thì người lao động khi ngừng việc, chuyển nơi làm việc… có thể tự chốt sổ bảo hiểm xã hội. Theo đó, hồ sơ gồm: - Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, thuyên chuyển, nghỉ việc hưởng chế độ hoặc hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc vừa hết thời hạn.

Sổ BHXH.

Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (trừ trường hợp chết).

Số lượng hồ sơ 1 bộ, nộp tại cơ quan bảo hiểm cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi công ty tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho anh (chị)

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.