Luật sư chuyên tư vấn về bồi thường thiệt hại khi đại diện theo ủy quyền

Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình

Hỏi: Trong thời gian anh tôi ở trại giam, vợ của anh tôi có nói với các con vào trại động viên bố viết giấy ủy quyền bán nhà để dùng tiền đấy mua nhà ở một nơi khác (Lúc đó anh và chị tôi đã ly hôn và không có vướng mắc gì về tài chính. Con trai thì tòa án xử ở với bố, con gái tòa án xử ở với mẹ). Con trai anh tôi nghe theo vào động viên anh tôi và được sự đồng ý của anh tôi. Anh tôi có viết giấy ủy quyền cho con trai được thay mặt bố ký mọi giấy tờ liên quan đến việc bán nhà, vợ anh tôi bán nhà được 500 triệu (Chị là người trực tiếp giao dịch cầm tiền). Sau đó chị dùng số tiền đó gửi vào ngân hàng với lý do chưa mua được nhà. Sau thời gian ở tù anh tôi ra trại và trở về quê hương, khi hỏi đến số tiền thì mới hay con trai anh đã rút dần số tiền gửi tiết kiệm tiêu vào việc đánh bạc lô đề. Vậy cho tôi hỏi chị vợ anh có liên quan đến việc phải bồi hoàn lại cho anh tôi số tiền trên không? Nếu bồi hoàn sẽ là bao nhiêu? Trong trường hợp người con trai nhận là đã tiêu hết số tiền đó thì chị vợ có liên quan gì ko? Anh tôi làm đơn ra tòa án dân sự liệu có giải quyết được vấn đề không? (Minh Anh - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6218
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Ngọc Anh - Tổ tư vấn pháp luật dân sựcủa Công ty Luật TNHH Everest- trả lời:

Liên quan đến câu hỏi của anh/chị chúng tôi xin trích dẫn một số quy định của pháp luật như sau:
Điều 142 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quan hệ đại diện theo ủy quyền như sau:“1. Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện. 2. Hình thức uỷ quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản”.

Điều 143 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người đại diện theo uỷ quyền: "1. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. 2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện”.

Điều 144 Bộ luật dân sự 2015 quy định về phạm vi đại diện:"2. Phạm vi đại diện theo uỷ quyền được xác lập theo sự uỷ quyền. 3. Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. 4. Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình. 5. Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Như vậy, căn cứ theo những quy định trên và do nội dung yêu cầu tư vấn của bạn cung cấp thông tin chưa chi tiết, nên trường hợp của anh/chị chúng tôi chia 2 trường hợp như sau:

Trường hợp thứ nhất:Ngôi nhà này là tài sản riêng của anh trai anh/chị.

Nếu căn nhà này là tài sản riêng của anh trai anh/chị, thì việc anh trai anh/chị ủy quyền cho con trai mình (người con trai đủ điều kiện làm người đại diện theo quy định tại Điều 143 BLDS) thực hiện việc mua bán căn nhà này là hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên đây là trường hợp đại diện theo ủy quyền do vậy phạm vi ủy quyền do 2 bên thỏa thuận. Theo đó, người con trai chỉ được hưởng quyền và thực hiện những việc đã được sự ủy quyền của cha mình. Do vậy, nếu không được ủy quyền lại hoặc không có sự đồng ý của anh trai anh/chị thì người vợ cũ hoàn toàn không có quyền đứng ra thực hiện giao dịch mua bán nhà này. Theo đó, nếu người vợ cũ thực hiện giao dịch mua bán nhà này đồng thời dùng số tiền này gửi ở ngân hàng mà gây ra thiệt hại thì có trách nhiệm liên đới bồi thường cùng với người trực tiếp gây thiệt hại (con trai anh trai anh/chị). Mức bồi thường do các bên thỏa thuận căn cứ vào mức độ lỗi của các bên.

Trường hợp thứ hai: Ngôi nhà này là tài sản chung của anh trai anh/chị và người vợ cũ

Trong trường hợp này tài sản chung được định đoạt theo quy định tại điều 223 Bộ luật dân sự năm 2005 như sau:“1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. 2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật..."

Do đó, trong trường hợp này người vợ vũ có 1 phần quyền trong việc thực hiện giao dịch mua bán nhà. Theo đó, người vợ cũ có quyền định đoạt với số tiền thuộc phần quyền của mình. Việc anh trai anh/chị chỉ ủy quyền cho con trai được kí các giấy tờ liên quan đến việc bán nhà, nhưng con trai của anh trai anh/chị lại tiêu hết số tiền này mà không có sự đồng ý của cha mình là hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền. Theo đó người con trai phải tự chịu trách nhiềm bồi thường lại khoản tiền này cho cha mình.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.