Luật sư chuyên tư vấn quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn

Về nguyên tắc quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn sẽ do 2 vợ chồng thỏa thuận, cả cha và mẹ đều có quyền bình đẳng trong việc giành quyền nuôi con, nếu hai vợ chồng thỏa thuận được với nhau thì tòa án sẽ ghi nhận sự thỏa thuận...


Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Yến - Tổ tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

1. Quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn

Khi ly hôn một vấn đề tranh chấp gay gắt không thua kém vấn đề tài sản đó là vấn đề giành quyền nuôi con khi ly hôn. Đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi quyền nuôi con sẽ được ưu tiên cho người mẹ nuôi.

Còn đối với trường hợp con trên 36 tháng tuổi thì nếu hai bên không thỏa thuận được tòa án sẽ quyết định quyền nuôi con cho người nào có đủ điều kiện và đảm bảo được tốt nhất quyền và lợi ích về mọi mặt cho đứa trẻ.

Quyền nuôi con trên 3 tuổi được giải quyết theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014, Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình và trình tự tố tụng theo Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan khác.


Về nguyên tắc quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn sẽ do 2 vợ chồng thỏa thuận, cả cha và mẹ đều có quyền bình đẳng trong việc giành quyền nuôi con, nếu hai vợ chồng thỏa thuận được với nhau thì tòa án sẽ ghi nhận sự thỏa thuận của 2 bên về việc nuôi con vào quyết định ly hôn. Còn nếu hai bên không thỏa thuận được và hòa giải không thành thì nếu có yêu cầu tòa giải quyết thì tòa sẽ phân định quyền nuôi con theo quy định của pháp luật.

Trình tự thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn sẽ được giải quyết theo các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, gồm các bước sau đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện ly hôn cùng với yêu cầu giành quyền nuôi con trên 3 tuổi (trong trường hợp ly hôn); nộp hồ sơ khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con tại TAND quận/huyện nơi bị đơn (người trực tiếp nuôi con) đang cư trú, làm việc;

Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

3. Căn cứ để giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn

Khi giải quyết thủ tục ly hôn, đối với trường hợp con trên 3 tuổi đến dưới 7 tuổi thì cha và mẹ có quyền giành quyền nuôi con thông qua việc chứng minh được ai sẽ là người có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích cho đứa trẻ. Các yếu tố về vật chất như: gia cảnh, thu nhập, điều kiện kinh tế, tài sản...Các yếu tố về tinh thần như: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ. Bên nào đưa ra được những căn cứ thuyết phục hơn sẽ được tòa án xem xét giải quyết và trao quyền nuôi con.

Đối với trường hợp con trên 7 tuổi tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con để đưa ra phán quyết về việc quyền nuôi con.

Việc giành quyền nuôi con sẽ được giải quyết vào cùng vụ án ly hôn đơn phương.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@everest.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.