Làm sao để đòi lại đất bị lấn chiếm?

Trong trường hợp hòa giải không thành, bạn có thể gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện kèm theo các chứng cứ, tài liệu để yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Hỏi: Nhà tôi có mảnh đất diện tích 1445m2. Năm 2000 bị chính quyền thôn sử dụng 100m2 để xây nhà văn hoá, nhà tôi phản đối nhưng chính quyền vẫn xây và nói đây là đất của hợp tác xã. Năm 2015 phòng tài nguyên môi trường huyện đo đạc lại diện tích đất thì số liệu so với số liệu diện tích trong sổ đỏ nhà tôi được cấp năm 1994 bị thiếu 100m2. Tôi kiểm tra sơ đồ thửa đất năm 1994 có lưu ở Phòng Tài nguyên môi trường (P.TNMT) huyện thì thấy số liệu diện tích ở P.TNMT hoàn toàn khớp số trong sổ đỏ và không có mảnh đất nào liền kề là đất của hợp tác xã. Đề nghị Luật sư tư vấn, để lấy lại mảnh đất bị xây dựng nhà văn hóa nói trên tôi phải làm thế nào? (Văn Cao - Hà Nam)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo thông tin anh (chị)cung cấp thì gia đìnhanh (chị)đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho diện tích 1445m2, như vậy việc chính quyền lấn chiếm và xây dựng nhà văn hóa trên diện tích 100m2 đất của gia đìnhanh (chị)đã vi phạm Khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013 về hành vi “Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai”.


Trong trường hợp này
anh (chị)có thể thỏa thuận với chính quyền thôn để đưa ra phương án giải quyết tốt nhất cho cả hai bên bởi lẽ nhà văn hóa đã được xây dựng từ khá lâu, mọi người đã quen sử dụng và gia đìnhanh (chị)tạm thời không sử dụng đến diện tích đất này. Vì vậy, hai bên có thể thỏa thuận về việc bồi thường, chuyển nhượng quyền sử dụng phần đất.

Nếu như hai bên không thể tự hòa giải thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013:"Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai:1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”.

Việc hòa giải sẽ được lập thành văn bản có chữ ký của 02 bên. Trong trường hợp hòa giải không thành,
anh (chị)có thể gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện kèm theo các chứng cứ, tài liệu để yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.