Làm giả hàng hóa, bị xử phạt như thế nào?

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

Hỏi: Tôi vừa nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi làm giả hàng hóa với số tiền phạt lên đến năm mươi triệu đồng. Trong khi giá trị lô hàng chỉ là 28.000.000 đồng. Nhờ Luật sư tư vấn, mức phạt áp dụng đối với tôi có đúng với quy định của pháp luật không? (Hoàng Gia - Hà Đông)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 213 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ quy định hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ như sau:
“1- Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hóa sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này. 2- Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. 3- Hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan”.

Điều 11 Nghị định số 08/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả như sau:
- “Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng”. (điểm d khoản 1)
- Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại Khoản 1 Điều này đối với một trong các trường hợp sau đây: “a- Hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. b- Hàng giả là phụ gia thực phẩm, hóa mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm”. (khoản 2)
- Hình thức xử phạt bổ sung:
“a- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với vi phạm quy định tại Điều này; b- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn đối với vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; c- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề không thời hạn đối với vi phạm sản xuất loại hàng giả quy định tại Khoản 2 Điều này”. (khoản 3)
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
a- Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đối với vi phạm quy định tại Điều này; b- Buộc nộp lại số tiền thu được từ sản xuất hàng giả vào ngân sách nhà nước đối với vi phạm quy định tại Điều này; c- Buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm đối với số hàng giả đã tiêu thụ còn đang lưu thông trên thị trường đối với vi phạm quy định tại Điều này”. (khoản 4)

Mức phạt của anh (chị) trong trường hợp này là từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng. Vì anh (chị) không nói rõ mình đã làm giả hàng hóa loại nào nên chúng tôi không thể tư vấn rõ cho anh (chị) được. Tuy nhiên, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 08/2013/NĐ-CP thì mức phạt có thể cao hơn gấp 2 lần, do đó, quyết định xử phạt lên đến 50.000.000 đồng đối với anh (chị) là phù hợp với quy định của pháp luật.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.