Không đeo rọ mõm cho chó, bị xử phạt thế nào?

Từ ngày 15/9/2017, Nghị định số 90/2017/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y chính thức có hiệu lực. Chủ vật nuôi đưa chó ra nơi công cộng mà không đeo rọ mõm cho chó có thể bị xử phạt hành chính.

Gần đây trên các bài báo có thông tin về việc không đeo rọ mõm cho chó thì sẽ bị xử phạt đến 800 000 đồng (tám trăm ngàn đồng), thậm chí có bài viết bị xử phạt đến 01 triệu đồng. Vậy thực tế chủ sở hữu vật nuôi có thể bị phạt bao nhiêu nếu không đeo rọ mõm cho chó khi dắt chó ra nơi công cộng? Và chủ sở hữu vật nuôi phải làm sao để không bị xử phạt?

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Quy định về việc xử phạt đối với hành vi không đeo rọ mõm cho chó bắt nguồn từ Nghị định số 90/2017/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y được ban hành ngày 31/07/2017 có hiệu lực từ 15/9/2017, tuy nhiên tới hiện tại vẫn chưa có bất cứ số liệu nào về việc xử phạt đối với vi phạm này.

Theo Nghị định này, các quy định xử phạt hành chính với đối tượng vật nuôi được quy định như sau:
  • 200.000 đồng - 300.000 đồng: đối với hành vi không thực hiện phòng bệnh bằng vac-xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật;
  • 600.000 đồng - 800.000 đồng: đối với hành vi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng; Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng;
  • 1.000.000 đồng - 1.500.000 đồng: đối với hành vi không thực hiện cách ly, chăm sóc, chữa bệnh cho động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, trừ trường hợp cấm chữa bệnh hoặc phải giết mổ, tiêu hủy bắt buộc.
  • 2.000.000 đồng - 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc giám sát dịch bệnh động vật tại cơ sở theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; không theo dõi, ghi chép quá trình phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật.
  • 4.000.000 đồng - 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận tiêm phòng cho động vật.
  • 5.000.000 đồng - 6.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành việc lấy mẫu giám sát định kỳ đối với một số bệnh truyền lây giữa động vật và người; gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa theo quy định.
  • 6.000.000 đồng - 8.000.000 đồng đối với các hành vi giết mổ, mua bán động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch; chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, ấp nở trứng gia cầm hoặc kinh doanh gia súc, gia cầm tại địa điểm không theo quy hoạch hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Bên cạnh các chế tài phạt tiền, Nghị định này còn quy định một số hình phạt bổ sung trong các trường hợp cụ thể như sau:
  • Tịch thu Giấy chứng nhận tiêm phòng đối với hành vi mua bán, sửa chữa, tẩy xóa Giấy chứng nhận tiêm phòng;
  • Buộc phải lấy mẫu, xét nghiệm bệnh động vật đối với hành vi không chấp hành việc lấy mẫu giám sát định kỳ đối với một số bệnh truyền lây giữa động vật và người; gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa;
  • Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi giết mổ, mua bán động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch;
Các cá nhân/cơ quan có thẩm quyền lập biên bản, xử lý hành vi vi phạm đối với vật nuôi bao gồm Chủ tịch UBND các cấp, Công an nhân dân và Quản lý thị trường như sau:
  • Chủ tịch UBND các cấp:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 5.000.000 đồng; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền 5.000.000 đồng; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo luật.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề thú y có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 25.000.000 đồng;Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định;

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề thú y có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định;
  • Công an nhân dân:
Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 500.000 đồng.

Trạm trưởng, Đội trưởng Công an nhân dân có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 2.500.000 đồng; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 2.500.000 đồng; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định;

Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Thủy đoàn trưởng thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng; Trưởng phòng An ninh kinh tế; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm môi trường; Trưởng Công an cấp huyện có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 10.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề thú y có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt là 10.000.000 đồng; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định;

Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 25.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề thú y có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền 25.000.000 đồng; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định;

Cục trưởng Cục An ninh kinh tế tổng hợp; Cục trưởng Cục An ninh kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề thú y có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định;
  • Quản lý thị trường:

Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 500.000 đồng.

Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 25.000.000 đồng; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 25.000.000 đồng; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 50.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định;

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định;

Tuy nhiên thực tế, đối với hành vi không đeo rọ mõm cho chó, không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ được quản lý và xử phạt chủ yếu bởi các cơ quan địa phương: xã/phường; Công an nhân dân và Chủ tịch UBND xã.

Các quy định này không bó hẹp đối với giống vật nuôi là chó mà còn bao gồm cả những vật nuôi khác cũng có quy định bắt buộc tiêm phòng, cách li và quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật Thú y. Để tránh bị xử phạt và thậm chí bị tịch thu vật nuôi, chủ vật nuôi nên thực hiện nghiêm túc các quy định về việc quản lý vật nuôi, nhận nuôi và tiêm phòng đầy đủ, đảm bảo an toàn cho bản thân và cả cộng đồng.

Luật gia Nguyễn Thị Liên - Tổ Tư vấn pháp luật trực tuyến Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp.

Khuyến nghị:
  • Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  • Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: info@luatviet.net.vn, info@everest.net.vn.