Không đăng ký thay đổi về đăng ký kinh doanh có bị xử phạt không?

Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 29 của Luật này.

Hỏi: Vì huyện Từ Liêm được tách nên hiện tại công ty tôi thuộc quận Bắc Từ Liêm nhưng công ty tôi chưa thay đổi đăng ký kinh doanh và con dấu. Như vậy công ty tôi có bị phạt hành chính không? (Thế Huân - Hà Nội)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Điều 31 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định:

"Điều31. Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 29 của Luật này.

2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.

3. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).

4. Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây: a) Người đề nghị đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gửi đề nghị đăng ký thay đổi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày bản án hoặc quyết định có hiệu lực thi hành. Kèm theo đăng ký phải có bản sao bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực thi hành; b) Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới theo nội dung bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực thi hành trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị đăng ký. Trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị đăng ký thay đổi biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có)".

Bên cạnh đó, Điều 21 Nghị định155/2013 quy định xử phạt với hành vi vi phạm quy định về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp:

"Điều 21. Vi phạm quy định về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp không đúng thời hạn quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp sau 10 ngày kể từ ngày có quyết định thay đổi.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi các nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này".

Điều 12 Nghị định 167/2013/ NĐ - CP quy định về các vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu:

"1.Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a)Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất hoặc hư hỏng giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; b)Không đăng ký lại mẫu dấu với cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

2.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a)Khắc các loại con dấu mà không có giấy phép khắc dấu hoặc các giấy tờ khác theo quy định; b)Sử dụng con dấu chưa đăng ký lưu chiểu mẫu dấu hoặc chưa có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; c)Tự ý mang con dấu ra khỏi cơ quan, đơnvị mà không được phép của cấp có thẩm quyền; d)Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất con dấu đang sửdụng; đ) Không đổilại con dấu khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về việc đổi tên cơ quan, tổchức dùng dấu hoặc đổi tên cơ quan cấp trên hoặc thay đổi về trụ sở cơ quan, tổ chức có liên quan đến mẫu dấu; e)Không khắc lại con dấu theo mẫu quy định; g)Không nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu khiquyếtđịnh của cấp có thẩm quyền có hiệu lực vềviệc chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, kết thúc nhiệm vụ, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan, tổ chức hoặc tạm đình chỉ sử dụng con dấu; h)Không thông báo mẫu dấu với các cơ quan có thẩm quyền trước khi sử dụng; i)Không xuất trình con dấu và giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.

3.Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a)Không nộp lại con dấu, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu hoặc không nộp con dấu theo đúng thời hạn khi có quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền; b)Đóng dấu vào văn bản, giấy tờ chưa có chữ ký của người có thẩm quyền hoặc chữ ký của người không có thẩm quyền; c)Mượn, cho mượn con dấu, sử dụng con dấu của cơquan, tổ chức khác để hoạt động; d)Sản xuất con dấu pháp nhân không đúng thủ tục theo quy định.

4.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a)Mang con dấu vào nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; b)Sử dụng trái phép con dấu mang từ nước ngoài vào Việt Nam; c)Làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của cơ quan, tổ chức; d)Khắc dấu giả hoặc sử dụng con dấu giả.

5.Hình thức xử phạt bổ sung: a)Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2; Điểm d Khoản 3; Điểm c, d Khoản 4 Điều này; b)Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2; Điểm d Khoản 3 Điều này.

6.Biện pháp khắc phục hậu quả: a)Buộc thu hồi condấu đối với hành vi quy định tại Điểm b, đ, e Khoản 2; Điểm c Khoản 3; Điểm c,dKhoản 4 Điều này; b)Buộc thu hồi con dấu, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 2; Điểm a Khoản 3 Điều này; c)Buộc hủy bỏ văn bản, giấy tờ đóng dấu sai quy định đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.

6.Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi, do huyện Từ Liêm bị tách ra nên công ty của bạn thuộc huyện Bắc Từ Liêm. Tuy nhiên, trước những thay đổi trên công ty bạnvẫn chưa tiến hành thay đổi đăng ký kinh doanh và con dấu thì căn cứ vào các quy định trên công ty bạn có thể bị xử phạt như sau:

- Đối với việc chưa thay đổi đăng ký kinh doanh thì công ty bạn có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng ( theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 155/2013).

- Đối với việc chưa thay đổi về con dấu thì công ty bạn có thể bị xử phạt từ 2 triệu đến 3 triệu đồng ( theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 12 Nghị định 167/2013).

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.