Khái niệm và đặc điểm của giai đoạn chuẩn bị phạm tội

Chuẩn bị phạm tội là một bước trong các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đó người phạm tội có những hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó.

Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn người phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó. Không phải hành vi chuẩn bị phạm tội nào cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

1. Các giai đoạn thực hiện tội phạm

Hoạt động phạm tội cũng như bất kỳ hoạt động nào của con người đều diễn ra theo một quá trình nhất định.Ví dụ: Để đạt được mục đích chiếm đoạt tài sản can phạm phải lựa chọn đối tượng tác động (lấy loại tài sản nào). Sau đó cân nhắc, lựa chọn thời gian địa điểm để sao cho quá trình thực hiện tội phạm được an toàn nhất.

Trong một số vụ án, người phạm tội thực hiện được trọn vẹn các quá trình trên, nhưng có một số trường hợp người phạm tội phải dừng lại ở những thời điểm khác nhau do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn. Để đánh giá tính chất, mức độ của tội phạm đã thực hiện, qua đó có cơ sở để xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Luật hình sự Việt Nam đã phân chia quá trình thực hiện tội phạm thành 3 giai đoạn: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành.

Chúng ta có thể minh hoạ quá trình thực hiện tội phạm theo sơ đồ sau:

Tội phạm - phi chịu TNHS

A đầu độc B

Mua thuốc

Bỏ thuốc vào ly bia

B chết Phi tang xác B

Ý định phạm tội

Chuẩn bị PT

Phm tội chưa đạt

PT hoàn thành

TP kết thúc


Các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ đặt ra với các tội thực hiện với hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Bởi vì đối với các tội thực hiện với lỗi vô ý hoặc cố ý gián tiếp thì không thể đặt ra vấn đề “chuẩn bị phạm tội”, hoặc “phạm tội chưa đạt” để buộc họ phải chịu trách nhiệm hình sự về những điều chưa xảy ra và họ cũng không mong muốn xảy ra. Đồng thời, với các tội thực hiện với những hình thức lỗi này trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra khi có hậu quả xảy ra trên thực tế (trừ tội vô ý làm mất tài liệu bí mật Nhà nước).

Đối với các tội thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp thường có ý định phạm tội nhưng vấn đề trách nhiệm hình sựchỉ đặt ra khi một người đã bắt đầu bước vào giai đoạn chuẩn bị phạm tội.

2. Chuẩn bị phạm tội

Chuẩn bị phạm tội là một bước trong các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đó người phạm tội có những hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó.

Thời điểm bắt đầu của chuẩn bị phạm tội là thời điểm người phạm tội bắt đầu có hành vi thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm.Thời điểm chấm dứt của giai đoạn chuẩn bị phạm tội là thời điểm ngay trước khi thực hiện hành vi khách quan của tội phạm.

Về nội dung của các dạng hành vi thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội được quy định tại Điều 14 Bộ luật Hình sự như sau:Tìm kiếm công cụ, phương tiện;Sửa soạn công cụ phương tiện;Tạo ra các điều kiện cần thiết khác như: Chuẩn bị kế hoạch phạm tội, thăm dò quy luật sinh hoạt của người bị hại, tìm người giúp đỡ, tìm nơi cất giấu tang vật của tội phạm...

Trách nhiệm hình sự trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội:Mặc dù hành vi của người phạm tội đã thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội chưa tác động vào đối tượng tác động của tội phạm để gây thiệt hại cho xã hội nhưng họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Bởi vì:Bản chất của chuẩn bị phạm tội là hành vi tiền đề tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm. Hành vi này luôn hướng tới việc đạt một mục đích nhất định. Chính nó quyết định tội phạm có xảy ra hay không và xảy ra như thế nào.Một tội phạm khi thực hiện mà có sự chuẩn bị thì tính nguy hiểm cho xã hội của nó cao hơn so với trường hợp không có sự chuẩn bị.Trong ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn tiếp tục thực hiện tội phạm đến cùng. Việc dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị chuyển bị phạm tội do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn.

Hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội

Điều 14 Bộ luật Hình sự quy định: “....2- Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.3- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.”.

Theo quy định tại Điều 57 Bộ luật Hình sự:Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Lưu ý: Nếu hành vi chuẩn bị phạm tội đã cấu thành một tội độc lập thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội độc lập đó và tội họ định thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.

Ví dụ: A nghi ngờ B có quan hệ ngoại tình với vợ của mình nên có ý định giết B. A đã mua một khẩu súng với mục đích để giết B, nhưng chưa kịp hành động giết B thì bị phát hiện. Trường hợp này A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng và tội giết người ở giai đoạn chuyển bị phạm tội.

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198
Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7) 1900 6198

Phạm vi hành nghề của luật sư trong lĩnh vực hình sự:

(i) Dịch vụ tranh tụng: Luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo) và người bị tố giác (tố cáo); người bị tạm giữ, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; bị can, bị cáo trong toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp;

Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền lợi hợp pháp hoặc người đại diện cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;

(ii) Tư vấn pháp luật: Hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng trong lĩnh vực hình sự.Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trong lĩnh vực pháp lý có liên quan đến lĩnh vực hình sự: hành chính, dân sự, hôn nhân, gia đình, đầu tư, doanh nghiệp, lao động, tài chính, kế toán… và nhiều lĩnh vực khác.

(iii) Đại diện theo ủy quyền: Trong lĩnh vực hình sự, luật sư có thể đại diện cho khách hàng ngoài tố tụng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

(iv) Dịch vụ pháp lý khác: Liên quan tới lĩnh vực hình sự, luật sư giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc về thủ tục hành chính, tư pháp; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch; giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định.

Bài viết thực hiện bởi: Thạc sĩ, luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.