Hủy hợp đồng thương mại?

Luật sư tư vấn của Công ty Luật TNHH Everest về hợp đồng thương mạị...

Hỏi: Công ty em là công ty sản xuất thương mại có bán cho khách hàng theo 1 đơn đặt hàng, theo quy định trong đơn đặt hàng, khách hàng phải chuyển đặt cọc 30% giá trị đơn hàng để bên em đem nguyên liệu ra sản xuất, khách hàng đã đặt cọc theo đúng yêu cầu và bên em đã cho sản xuất lô hàng này. Sau đó, khách hàng đã đến xem và ok, giờ khách phải chuyển 70% số tiền còn lại để bên em giao hàng theo đúng thỏa thuận, nhưng khách hàng về vẫn không thấy chuyển tiền cho bên em. Theo thỏa thuận là sau khi nhận được 70% số tiền hàngcòn lại bên em sẽ giao hàng vào ngày 31/05/2016. Nhưng đến nay vẫn không có một tin tức hồi âm, giờ bên em muốn hủy bỏ hợp đồng và không trả lại tiền cọc thì cần phải làm công văn hay thông báo để gửi cho khách hàng? (Phú Quý - Hà Nam)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thương mại - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Trong câu hỏi của bạn, bạn không nêu rõ vấn đề hủy bỏ hợp đồng giữabạn và khách hàng có được đề cập trong hợp đồng đã giao kết không, nếu có thì việc hủy bỏ hợp đồng và các nghĩa vụ khi hủy bỏ sẽ được iến hành theo các điều khoản đó. Nếu trong hợp đồng không đề cập thì theo quy định tại điều 312 Luật thương mại 2005 về vấn đề hủy bỏ hợp đồng:

"1. Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng.

2. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.

3. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

4. Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;

b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng".

Như vậy, nếu bên kia họ vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng hoặc 2 bên đã thỏa thuận đây là một trong những điều kiện để hủy bỏ hợp đồng thì bạn có quyền hủy bỏ hợp đồng.

Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng đó là:

Điều 314Luật thương mại năm 2005 quy định hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng như sau:

"1. Trừ trường hợp quy định tại Điều 313 của Luật này, sau khi huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.

2. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.

3. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này".

Điều 315Luật thương mại năm 2005 quy địnhThông báo tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng như sau:

Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng. Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.

Điều 316Luật thương mại năm 2005 quy định Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi đã áp dụng các chế tài khác như sau:

"Một bên không bị mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổn thất do vi phạm hợp đồng của bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác".

Nhưvậy khi muốn hủy bỏ hợp đồng, bạn cần thông báo ngay cho khách hàng.

Về vấn đề tiền đặt cọc, nếu trước đó bạn và bên kia có thỏa thuận đặt cọc thìthời điểm hiện tại, khách hàng từ chối việc thực hiện hợp đồng đặt cọc thì bên bạn căn cứheo quy định tạikhoản 2, điều 358 Bộ luật dân sự 2005 sẽ được nhận tài sản đặt cọc đó.

Điều 302 Luật thương mại năm 2005 quy định Bồi thường thiệt hại như sau:

"Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm".

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thương mại mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.