Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng, phải làm thế nào?

Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể và chỉ được hủy bỏ khi đã nêu rõ quyền trong lời đề nghị...

Hỏi: Trung tâm ngoại ngữ của mình dự định thực hiện một kế hoạch truyền thông quảng cáo, và đã có 05 đơn vị gửi bản kế hoạch để tham gia dự thầu (gửi qua email). Trong số 05 bản kế hoạch mà các đơn vị gửi, giám đốc trung tâm đã chọn ra một đơn vị có kế hoạch tốt và có tính khả thi cao nhất (tạm gọi là đơn vị A), đồng thời từ chối 04 đơn vị còn lại. Bên trung tâm của mình và đơn vị A đã trao đổi qua điện thoại và đồng ý giao kết hợp đồng với nhau, dự định sáng mai sẽ ký. Tuy nhiên đại diện đơn vị A vừa nhắn tin qua facebook nói rằng không muốn ký kết hợp đồng với bên tôi nữa. Đề nghị Luật sư tư vấn, pháp luật có quy định nào để bảo vệ quyền lợi của trung tâm mình không? (Nguyễn Hương - Hà Nội)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Việc đơn vị A gửi bản kế hoạch đến cho Trung tâm ngoại ngữ của anh (chị) được coi như là một lời mời đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 390 Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS 2005):

"Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể".

Vì vậy đơn vị A phải chịu sự ràng buộc về lời đề nghị này và chỉ được hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định tại Điều 393 BLDS 2005 như sau:

"Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền huỷ bỏ đề nghị do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng".

Như vậy, việc đơn vị A đơn phương hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng khi trung tâm anh (chị) đã trả lời chấp nhận đề nghị là trái quy định của pháp luật. Hiện pháp luật chưa có quy định chi tiết về chế tài xử lý đối với hành vi này, tuy nhiên anh (chị) có thể dựa vào những quy định này làm căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời, nếu vì hành vi vi phạm của đơn vị A dẫn tới trung tâm của anh (chị) bị thiệt hại thì anh (chị) có thể có quyền yêu cầu đơn vị A bồi thường thiệt hại.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.