Hợp đồng thế chấp tài sản chung vợ chồng sau khi ly hôn

Tài sản chung vợ chồng được xác định theo Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Hỏi: Chào luật sư, Hai vợ chồng tôi thuân tình ly hôn, tài sản chung là một căn nhà, đang thế chấp ngân hàng vay 450 triệu, hàng tháng phải trả lãi. Xin hỏi: sau khi ly hôn, chúng tôi vẫn muốn tiếp tục thế chấp ngân hàng để vay tiếp được không? Pháp luật quy định về trường hợp nợ chung của vợ chồng tôi thế nào? Chúng tôi phải làm gì để thuyết phục ngân hàng trong trường hợp này? (Lan Hương - Hòa Bình)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Thu - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Khi ly hôn thì việc chia tài sản chung là do sự thỏa thuận của hai vợ chồng. Do đó trong quá trình ly hôn nếu hai vợ chồng bạn không đề cập gì đến căn nhà này thì Tòa án sẽ không giải quyết chia căn nhà đó. Và khi hoàn tất thủ tục ly hôn thì căn nhà này vẫn là tài sản chung của hai người dưới góc độ Luật dân sự. Việc thế chấp ngân hàng để vay tiền lúc này vẫn cần sự thỏa thuận của cả hai người. Ngân hàng sẽ không quan tâm đến việc hai bạn còn là vợ chồng hay không mà chỉ cần quan tâm đến giấy ủy quyền của một người khi người còn lại đại diện để ký hợp đồng với ngân hàng.

Thứ hai, về quy định pháp luật về nợ chung của vợ chồng, pháp luật quy định đây là trách nhiệm liên đới giữa hai vợ chồng. Cụ thể trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng

"1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này".

Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

"Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan".

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.