Hoạt động thương mại là gì?

Hoạt động thương mại là khái niệm chỉ hoạt động của thương nhân nhằm thực hành các nghề thương mại của họ. Có thể kể đến các hoạt động thương mại chính như: Mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ; đầu tư; xúc tiến thương mại.

Ngoài ra, các hoạt động khác của thương nhân mà nhằm mục đích sinh lợi thì đều được xem là hoạt động thương mại (Điều 3 Luật thương mại năm 2005). Hoạt động nhằm mục đích sinh lợi không chỉ là các hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận, mà bao gồm cả các hoạt động cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích.
Luật sư tư vấn pháp luật kinh doanh thương mại - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật thương mại - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198

Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại

Pháp luật thương mại đề ra các nguyên tắc mà khi tiến hành các hoạt động thương mại thương nhân đều phải tuân thủ, cụ thể như sau:

Nguyên tắc áp dụng pháp luật

Tất cả các hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thể Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Trước hết, đó là Luật thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật này. Còn các hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì trước hết áp dụng quy định của luật khác đó.

Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật

Thương nhân thuộc thành phần kinh tế nào cũng được thực hiện các hoạt động thương mại với điều kiện như nhau, không phân biệt đối xử. Nhà nước chỉ duy trì độc quyền nhà nước đối với một số lĩnh vực nhằm đảm bảo an ninh, quốc phòng hay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội. Nhà nước cũng duy trì thương mại nhà nước trong hoạt động xuất, nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu đối với nền kinh tế hoặc nhằm đảm bảo an ninh vãn hoá, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại

Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật thương mại và trong bộ luật dân sự. Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.

Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại

Trong hoạt động thương mại, các thông diệp dữ liệu đáp ứng các diều kiện, tiêu chuẩn kĩ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản. Như vậy, bên cạnh các phương thức giao dịch truyền thống, thương nhân có thể xác lập giao dịch thương mại và thực hiện quyến và nghĩa vụ của mình thông qua giao dịch diện tử.

Chế tài trong thương mại

Chế tài trong thương mại là các biện pháp pháp lý mà luật thương mại năm 2005 cho phép một bên hợp đồng áp dụng đối với bên kia của hợp đồng nhằm yêu cầu bên đó chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi vi phạm hợp đồng của mình.
Tuy nhiên, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm, nếu vi phạm đó xảy ra trong các trường hợp: (i) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; (ii) Xảy ra sự kiện bất khả kháng; (iii) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; (iv) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Để được miễn trách nhiệm, bên vi phạm hợp đồng phải chứng minh vi phạm xảy ra trong các trường hợp miễn trách nhiệm nêu trên.

Các loại chế tài trong hoạt động thương mại

Trừ trường hợp miễn trách nhiệm, bên bị vi phạm hợp đồng có thể áp dụng các chế tài trong thương mại sau đây đối với bên vi phạm hợp đông: (i) Buộc bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng ;(ii)Yêu cầu bên vi phạm trả tiền phạt vi phạm nếu trong hợp đồng các bên có thoả thuận về việc phạt vi phạm;
(iii) Yêu cầu bên vi phạm bồi thường những thiệt hại thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm ; (iv)Tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình;(v)Đình chỉ thực hiện hợp đồng;(vi)Huỷ một phần hoặc huỷ toàn bộ hợp đồng; (vii)Ngoài ra, các bên có thể thoả thuận các chế tài trong thương mại khác.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Đặng Thị Linh Phương - Công ty Luật TNHH Everest.

    Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

    1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
    2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
    3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.