Hoạt động thương mại là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Thương mại là hoạt động ra đời sớm trong lịch sử xã hội loài người, trên cơ sở sự phân công lao động xã hội, nó đã tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Sự ra đời và phát triển của thương mại gắn liền với nền sản xuất hàng hoá.

Luật sư tư vấn pháp luật thương mại - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật thương mại - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Khái niệm hoạt động thương mại theo quy định pháp luật

Hoạt động thương mại theo nghĩa rộng đã được pháp luật Việt Namghi nhận trong Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003. Theokhoản 3 Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài thương mại, hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mạicủa cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá;cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lí thương mại; kí gửi;thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kĩ thuật; li-xăng;đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vậnchuyển hàng hoá, hành khách và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật.

Hoặc, theo khoản 1 Điều 3 LuậtThương mại năm 2005, hoạt động thương mại là hoạt độngnhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứngdịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Đặc điểm của hoạt động thương mại

Hoạt động thương mại có một sốđặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, hoạt động thương mại khác hành vi dân sự về thờiđiểm xuất hiện và về tính ổn định.

Thứ hai, hoạt động thương mại được thực hiện trên thị trườngvà nhằm mục đích sinh lợi.

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005: “Hoạt độngthương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi…”.

Là hành vi diễn ra trên thị trường, hoạt động thương mại phảituân theo các quy luật của thị trường, trong đó phải kể đến cácquy luật như: Quy luật cạnh tranh, quy luật tăng lợi nhuận, quyluật kích thích sức mua giả tạo, quy luật cung cầu... và các quy luật riêng trong thương mại như quy luật của người mua, quy luậtvề ý chí tiến thủ của chủ doanh nghiệp. Dưới sự tác động của cácquy luật đó, các hoạt động thương mại có những nét đặc thù so vớicác hành vi dân sự.

Theo quy định của pháp luật, hoạt động thương mại không chỉlà hoạt động diễn ra trên thị trường mà còn là hoạt động nhằm mụcđích sinh lợi.

Đây là đặc điểm mà dựa vào đó để phân biệt hoạt động thươngmại với hoạt động dân sự. Nếu một hành vi được thực hiện nhằmmục đích tiêu dùng (thoả mãn các nhu cầu cá nhân) thì đó là hànhvi dân sự; ngược lại, cũng hành vi đó nhưng được thực hiện nhằmmục đích sinh lợi thì đó là hoạt động thương mại. Tiêu chí này đượcsử dụng khá phổ biến để phân biệt hoạt động dân sự và hoạt động thương mại.

Như vậy, thương mại - hành vi được thực hiện trên thị trườngvà nhằm mục đích sinh lợi là đặc điểm quan trọng, mang tínhkhách quan của hành vi thương mại trong mối quan hệ với hànhvi dân sự nói chung.

Thứ ba, hoạt động thương mại là hành vi mang tính chất nghềnghiệp, được thương nhân (tổ chức, cá nhân kinh doanh) thực hiện.

Thương mại là hoạt động mang tính nghề nghiệp có nghĩa làchủ thể của hành vi khi tham gia thương trường thực hiện sự phâncông lao động xã hội. Các hành vi này được chủ thể tiến hànhthường xuyên, liên tục, thể hiện tính chuyên nghiệp cao và manglại thu nhập chính cho chủ thể thực hiện hành vi.

Dựa vào nét đặcthù này, dễ dàng nhận thấy rằng mặc dù trên thương trường cóthể diễn ra những hành vi nhằm mục đích sinh lợi nhưng chúngkhông thể được coi là hành vi thương mại, bởi lẽ đó không phảilà hành vi thường xuyên của người thực hiện hành vi, hơn nữa,hành vi đó không mang lại thu nhập chính cho người đó. Ví dụ, nhân chuyến đi công tác, một viên chức mua số lượng hàng hoánhất định nào đó ở nơi công tác về để bán kiếm lời.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.