Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh

Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh.

Hỏi: Anh trai tôi đã làm việc cho một công ty kinh doanh sản xuất vật tư xây dựng đã được 7 năm. Một tháng trước anh tôi đã xin nghỉ việc ở công ty này và có mở một công ty cũng hoạt động trên lĩnh vực trên. Hiện nay, anh trai tôi bị công ty cũ kiện vì tộisử dụng trái phép bí mật kinh doanh. Luật sư cho tôi hỏi, hành vi của anh trai tôi có bị coi là sử dụng trái pháp bí mật kinh doanh của công ty cũ không? (Thái Hòa – Đồng Nai)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Luật gia Lê Thị Hồng Sơn - Tổ tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh như sau:

1. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:

a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;

d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;

đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;

e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật này.

2. Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh”.

Như vậy, việc anh bạn thành lập một công ty kinh doanh cùng ngành nghề với công ty trước đó đã làm việc thì không vi phạm quy định pháp luật. Nhưng nếu anh bạn có một trong các hành vi nêu trên thì đã xâm phạm quyền bí mật kinh doanh của doanh nghiệp cũ mà anh bạn từng làm việc.

Ngoài ra, trong thời gian 7 năm làm việc tại doanh nghiệp, nếu anh trai bạn ký kết hợp đồng lao động có quy định về việcbảo mật thông tincủa công ty sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì anh bạn phải tuân theo quy định đó, việc anh trai bạn thành lập công ty có cùng một lĩnh vực hoạt động với công ty mà trước đây đã từng làm việc nếu trong quá trình hoạt động của công ty, anh trai bạn không sử dụng bất cứ bí mật kinh doanh nào của công ty mà mình đã từng làm việc thì việc thành lập công ty cùng lĩnh vực kinh doanh này không được coi là xâm phạm quyền bí mật kinh doanh của doanh nghiệp anh bạn đã từng hoạt động.

Như vậy,tùy thuộc vào hành vi cụ thể của anh trai bạn, sự thỏa thuận trong nội dung hợp đồng lao động mà anh bạn đã ký kết với doanh nghiệp trước đó cũng như phương thức kinh doanh của công ty mà anh bạn thành lập mà anh bạn có được bị là xâm phạm quyền bí mật kinh doanh hay không.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.