Hành vi phá hoại tài sản, xâm hại sức khỏe người khác bị xử lý thế nào?

Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này,...

Hỏi: Bên cạnh nhà em có một con mương nhỏ mà ông hàng xóm sát nhà em dùng để lấy nước vào vườn của ông. Mương này hình thành trước khi nhà em tới ở nhưng hôm qua, ông hàng xóm tự ý chặt bỏ hết những cây trồng của nhà em, trong khi đó những cây gia đình em trồng thì ở trong khu vực vườn của nhà em. Ông hàng xóm đó không hỏi ý kiến gia đình em trước khi chặt bỏ cây và còn có những lời nói rất thô tục và dùng tay tát bố em đến 4 lần nữa làm gia đình em rất bức xúc. Trong khi chưa biết được những cây trồng của gia đình em có trồng lẫn qua mương nước không. Đề nghị luật sư tư vấn vụ việc này thì giải quyết như thế nào? Trình tự, thủ tục để gia đình em giải quyết như thế nào? ( Ngô Linh - Thái Bình)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Hoa - tổ tư vấn pháp luật hình sự công ty Luật TNHH Everest - trả lời

Thứ nhất, về việc người hàng xóm tự ý chặt bỏ hết những cây trồng của gia đình anh (chị).

Căn cứ Điều 9 Bộ luật dân sự năm 2005:

"2. Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền: a) Công nhận quyền dân sự của mình; b) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm; c) Buộc xin lỗi, cải chính công khai; d) Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; đ) Buộc bồi thường thiệt hại."

Trong trường hợp này, người hàng xóm đã có hành vi cố ý phá hoại, hủy hoại tài sản của gia đình anh (chị). Gia đình anh (chị) có thể yêu cầu người này chấm dứt hành vi của mình và phải bồi thường thiệt hại đã gây ra cho gia đình anh (chị). Anh (chị) có thể tiến hành thủ tục khởi kiện tại Tòa án nơi người hàng xóm cư trú để yêu cầu giải quyết. Căn cứ vào quy định pháp luật và hồ sơ khởi kiện Tòa án sẽ yêu cầu người hàng xóm phải chấm dứt hành vi trên đồng thời bồi thường thiệt hại tương ứng với giá trị tài sản mà gia đình anh (chị) bị thiệt hại.

Gia đình anh (chị) cũng có thể trình bày với Ủy ban nhân dân cấp xã để xem xét xử lý hành chính người hàng xóm với hành vi theo Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

"2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;"

Trường hợp tài sản mà người này xâm hại có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc thuộc một trong những trường hợp sau thì có thể bị xử lý hình sự theo Điều 143 Bộ luật hình sự: "1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm."

Thứ hai, về việc người hàng xóm có hành vi đánh bố anh (chị) và có những lời lẽ thô tục với gia đình anh (chị).

Tùy vào tính nghiêm trọng của hành vi này mà người hàng xóm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý hành chính.

Căn cứ Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì người hàng xóm có thể bị

"1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;"

"3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;"

Gia đình anh(chị) có thể trình bày với Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn để xem xét xử phạt hành chính với người này.

Hơn nữa, nếu hành vi đánh người và dùng lời lẽ thô tục của người hàng xóm thuộc một trong những trường hợp sau thì có thể bị xử lý hình sự, cụ thể:

Điều 121 Bộ luật hình sự quy định về Tội làm nhục người khác: "1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm".

Điều 104 Bộ luật hình sự quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác: "1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Có tổ chức; g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân."

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.