Giải quyết tranh chấp di sản thừa kế theo di chúc?

Luật sư tư vấn tài sản thừa kế...

Hỏi: Ông Nội tôi sở hữu một ngôi nhà, đất vườn phía sau nhà và một khu đất nông nghiệp khác. Cha tôi là con Út sống cùng và phụng dưỡng Ông bà Nội suốt 20 năm. Gia đình tổng cộng có 10 người con, 5 trai và 5 gái. Các con trai lập gia đình và ở riêng, mặc dù một số họ sống ở tỉnh, thành phố khác ông Nội vẫn chia cho mỗi người một khu đất vườn.Sau này họ bán lại cho Cha tôi, kí giấy tay, có xác nhận của địa phương. Hòng dồn ép họ vào bước đường cùng, giao căn nhà và khu đất vườn sau nhà lại cho Bà Nôi, sau đó họ sẽ bán đất, bán nhà, chia năm xẻ bảy ra. Họ đã từng ra toà cùng nhau ở địa phương chỉ hoài giải.Rất mong sự tư vấn từ phía văn phòng luật sư, chúng tôi phải làm gì để đúng theo luật họ không có quyền tranh chấp, không có quyền lăng mạ và chấm dứt tình trạng xâm phạm gia cư và gây tổn thương về thể chất, ảnh hưởng kinh tế, cũng như tinh thần cho Cha Mẹ tôi. ( Nguyễn Văn Đức - Thái Bình)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương – Tổ tư vấn pháp luật thừa kế – Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:

Trong câu hỏi bạn không nêu rõ ngôi nhà và phần đất vườn mà ông bạn sở hữu đứng tên được hình thành trong thời kỳ hôn nhân của ông bà bạn hay có trước khi ông bà bạn kết hôn nên chúng tôi không thể xác định xem đó là phần tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của ông bà bạn hay tài sản của riêng ông bạn.

Trường hợp 1 : Đó là phần tài sản của riêng ông bạn

Trong trường hợp này, phần tài sản thuộc quyền sở hữu của ông bạn nên việc ông bạn để lại di chúc, chia tài sản cho bà của bạn và các con của ông là hoàn toàn hợp pháp. Ông bạncó quyền sở hữu tuyệt đối với phần tài sản đó nên những người được hưởng thừa kế phải tuân thủ đúng theo nội dung di chúc. Theo đó, phần đất và căn nhà này cha bạn và bà nội bạn có quyền sử dụng ngang nhau. Vì vậy, bà bạn hay những người khác trong gia đình bạn không có quyền đuổi gia đình bạn ra ngoài.

Trường hợp 2: Phần tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân của ông bà bạn:

Nếu ngôi nhà và mảnh đất vườn hình thành trong thời kỳ hôn nhân của ông bà bạn thì đây là tài sản chung của ông bà bạn, mỗi người sẽ được sở hữu 50% khối tài sản đó, điều nó có nghĩa là ông bạn chỉ có quyền quyết định với 50% khối tài sản kể trên, 50% còn lại thuộc quyền sở hữu của bà bạn và bà của bạn có quyền định đoạt khối tài sản đó.

Về khu đất vườn mà ông bạn chia cho các con trai và họ đã bán lại cho cha của bạn, hợp đồng mua bán có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nên hợp pháp, và đất đó đã thuộc quyền sở hữu của cha bạn.

Trường hợp 3 :

Nếu thửa đất là đất của hộ gia đình và ôngbạn là chủ hộ thì đây là tài sản chung của gia đình ông bạn(tất cả những người có tên trong sổ hộ khẩu). Khi đó, ôngbạn chỉ có một phần tài sản trong khối tài sản chung đó và chỉ được định đoạt một phần tài sản của mình. Một phần tài sản đó sẽ được chia theo di chúc của ôngbạn. Các bác, các cô của bạn đã tách khẩu sẽ không được sở hữu khối tài sản nêu trên

Như vậy, trong cả 3 trường hợp kể trên thì cha bạn đều có quyền sở hữu đối với một phần tài sản hiện tại, bà của bạn cùng những người còn lại không có quyền yêu cầu cha bạn giao toàn bộ diện tích đất vườn và ngôi nhà bởi chabạn đang sở hữu hợp pháp một phần căn nhà, một phần đất nông nghiệp do dược hưởng thừa kế của ông bạn và một phần đất vườn mà cha bạn mua lại từ các anh chị em khác.

Để ngăn chặn hành động sai trái của bà bạn và những người còn lại, cha của bạn nên dựa vào tình hình thực tế của gia đình rồi trình bày chi tiết sự việc với chính quyền địa phương để đưa ra cách giải quyết hợp lý nhất. Trường hợp không hòa giải được, cha bạn nên khởi kiện để thực hiện di chúc của ông bạn, tránh việc những người thân còn lại vi phạm quyền thừa kế hợp pháp của mình. Theo đó, cha bạn gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để được tiến hành giải quyết phân chia di sản.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.