Giải quyết BHXH bắt buộc khi Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.

Trong trường hợp này Công ty bạn cần thỏa thuận với người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Nếu cả hai bên không muốn chấm dứt hợp đồng thì phải có thỏa thuận giữa hai bên về quyền và nghĩa vụ liên quan (trong đó có vấn đề giải quyết bảo hiểm cho người lao động), cũng như các trường hợp có thể phát sinh (như sau thời gian Công ty bạn tạm dừng kinh doanh quay trở lại hoạt động, người lao động không muốn tiếp tục công tác với Công ty của bạn thì phải có những nghĩa vụ gì…).

Về vấn đề giải quyết bảo hiểm cho người lao động khi Công ty tạm dừng kinh doanh chỉ có quy định tại Điều 93 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 và được cụ thể hóa tại Điều 44, Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc có quy định về việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất như sau:

1. Các trường hợp được tạm dừng đóng:

a) Gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh;

b) Gặp khó khăn do thiên tai, mất mùa.

2. Điều kiện:

a) Người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, được tạm dừng đóng khi có một trong các điều kiện sau:

- Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên;

- Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).

b) Thời gian tạm dừng đóng theo tháng và không quá 12 tháng.

3. Thẩm quyền quyết định việc tạm dừng đóng:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm dừng đóng đối với các tổ chức kinh tế do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;

b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định tạm dừng đóng đối với người sử dụng lao động do các bộ, ngành, cơ quan trung ương quản lý theo đề nghị của các Bộ, ngành, cơ quan trung ương;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội cấp tỉnh quyết định tạm dừng đóng đối với người sử dụng lao động thuộc địa phương quản lý.

4. Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, người sử dụng lao động vẫn đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp. Người lao động được hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định và được giải quyết hưởng chế độ hưu trí khi đủ điều kiện.”

Như vậy, khi công ty bạn tạm ngừng kinh doanh mà thuộc các trường hợp như quy định trên thì được dừng đóng bảo hiểm quỹ hưu trí và tử tuất, ngoài ra vẫn phải đóng các quỹ bảo hiểm khác như ốm đau, thai sản,… Nếu không thuộc các trường hợp trên, công ty bạn phải có thỏa thuận cụ thể về vấn đề đóng bảo hiểm với người lao động.

Trong trường hợp công ty bạn muốn chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động hoặc người lao động không muốn tiếp tục hợp đồng lao động với công ty bạn theo các thỏa thuận trong hợp đồng, lúc đó hai bên sẽ phải thực hiện việc giải quyết chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHHEverestđể yêu cầu cung cấp dịch vụ:

1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội

3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218

4. E-mail:info@everest.net.vn, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.