Gây thương tích cho người khác bị xử lý như thế nào?

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút,...

Hỏi: Con trai tôi là người có thu nhập ổn định, bị đánh gây thương tích 20% sức khỏe. Đề nghị luật sư tư vấn về mức bồi thường thiệt hại ngoài chi phí chữa bệnh thì mức bồi thường bao nhiêu là đúng, quy định pháp luật thế nào? ( Thu Hoài - Sơn La)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Hoa - tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Con trai anh (chị) bị đánh gây thương tích 20% về sức khỏe thì theo quy định tại Nghị quyết 03/2006/NQ – HĐTP, người gây thương tích ngoài việc bồi thường về chi phí chữa bệnh họ còn phải bồi thường các chi phí sau: (nếu có)

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

Con trai anh (chị) hiện tại đang có thu nhập ổn định. Nếu trong thời gian con trai anh (chị) chữa trị mà công ty vẫn trả lương đầy đủ cho con trai anh (chị) thì người gây thương tích sẽ không phải bồi thường vì thu nhập thực tế của con trai anh (chị) không bị mất. Còn nếu công ty không trả lương cho con trai anh (chị) thi người gây thương tích phải bồi thường khoản tiền tương ứng với tiền lương của con trai anh (chị).

Bồi thường thiệt hại khi gây thương tích cho người khác

Chi phí hợp lý (như tiền tàu xe, tiền đi lại…) và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Nếu trong thời gian con trai anh (chị) chữa trị mà có người chăm sóc và người đó cũng có thu nhập ổn định thì người gây thương tích cũng phải bồi thường cho người chăm sóc con trai anh (chị) các chi phí phát sinh và thu nhập thực tế bị mất.

Trong trường hợp nếu sau khi chữa trị mà con trai anh (chị) bị mất hoặc suy giảm khả năng lao động thì người gây thương tích còn phải bồi thường thêm chi phí cho việc chăm sóc con trai anh (chị)

Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm. Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.