Dùng phần vốn góp trong công ty để trả nợ, có được không?

Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó để trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận; hoặc chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó.

<?> Anh M có nợ tôi một khoản tiền và là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn A. Khi đến hạn trả nợ, anh M không có đủ điều kiện trả nợ. Chúng tôi đã thỏa thuận lấy phần vốn góp của anh M trong công ty để trả nợ. Tuy nhiên, Hội đồng thành viên của công ty A không chấp nhận để tôi trở thành thành viên, mặc dù tôi đã là chủ sở hữu phần vốn góp của anh M. Đề nghị Luật sư tư vấn,việc anh M dùng vốn góp để trả nợ có được hay không? Tôi có được quyền trở thành thành viên của Công ty A hay không? Nếu không thể thì phần vốn góp của anh M do tôi đang sở hữu xử lý như thế nào? (Nam Trang - Hải Phòng)

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lý của phần vốn góp thành viên công ty


Điều 54 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt:

"1- Trường hợp thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty. Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích thì người quản lý tài sản của thành viên đó theo quy định của pháp luật về dân sự là thành viên của công ty.
2- Trường hợp có thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người giám hộ.
3- Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Luật này trong các trường hợp sau đây: a- Người thừa kế không muốn trở thành thành viên; b- Người được tặng cho theo quy định tại khoản 5 Điều này không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên; c- Thành viên là tổ chức đã giải thể hoặc phá sản.
4- Trường hợp phần vốn góp của thành viên là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
5- Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác. Trường hợp người được tặng cho là vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có quan hệ họ hàng đến hàng thừa kế thứ ba thì đương nhiên là thành viên của công ty. Trường hợp người được tặng cho là người khác thì chỉ trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
6- Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai hình thức sau đây: a- Trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận; b- Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 53 của Luật này".

Thành viên được phép dùng phần vốn góp để trả nợ:Từ quy định pháp luật trên, anh M có thể dùng vốn góp của mình trong công ty A để trả nợ cho anh (chị). Anh (chị) nhận thanh toán nợ bằng phần vốn góp của anh M trong công ty nên anh (chị) có thể trở thành thành viên của công ty nếu như được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trong trường hợp không được sự đồng thuận của hội đồng thành viên thì anh (chị) có quyền chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó.

 Luật sư Nguyễn Duy Hội - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư Nguyễn Duy Hội - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Lý do khách hàng lựa chọn dịch vụ của Công ty Luật TNHH Everest:


Với đội ngũ hơn 50 luật sư, chuyên gia, chuyên viên pháp lý có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực: hành chính, hình sự, dân sự, đất đai, hôn nhân, gia đình, đầu tư, doanh nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ, tài chính, kế toán và nhiều lĩnh vực khác chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng xử lý những vụ việc phức tạp, trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Với mạng lưới chi nhánh tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng và hệ thống đối tác, đại lý tại nhiều địa phương, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý chất lượng tốt, thời gian nhanh, chi phí hợp lý.

Với việc áp dụng công nghệ và các gói dịch vụ pháp lý đa dạng, chúng tôi có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng có nhu cầu khác nhau.

Về mức thù lao luật sư của Công ty Luật TNHH Everest:


Mức thù lao được tính dựa trên các căn cứ: (i) nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; (ii) thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý; (iii) kinh nghiệm và uy tín của luật sư.

Thù lao của luật sư được tính theo phương thức cơ bản là thời gian làm việc của luật sư. Ngoài ra, thù lao của luật sư có thể tính theo phương thức: (i) vụ việc với mức thù lao trọn gói; (ii) vụ việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án; (iii) hợp đồng với thù lao cố định.

Quý Khách có thể gửi liên hệ trực tiếp với Công ty Luật TNHH Everest để được cung cấp Biểu phí dịch vụ.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Duy Hội - Trưởng chi nhánh tại Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest

Xem thêm:


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.