Đòi lại tài sản bị trộm cắp và trách nhiệm bồi thường

Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại

Hỏi: Người phạm tội trộm cắp tài sản là chiếc xe máy Exciter đã tháo rời chiếc xe và tiêu thụ trước khi bị bắt, đến nay Tòa án đã xử và phạt 9 năm tù giam.Vậy người bị hại có quyền đòi lại tài sản trên khi quy ra bằng tiền bằng cách nào? Trách nhiệm bồi thường có thuộc về bố mẹ bị cáo không? (bị cáo chưa có gia đình riêng) và thủ tục để đòi lại tài sản là như thế nào? (Việt Anh - Đắc Nông)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Đỗ Mạnh Tiến - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Theo Điều 260 Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS): “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại”.

Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại được áp dụng trong trường hợp khi người chiếm hữu hợp pháp hoặc bất hợp pháp đã bán tài sản cho người khác mà không tìm thấy người mua nữa hoặc tài sản bị tiêu huỷ…Lúc này chủ sở hữu không lấy lại được tài sản của mình và luật cho phép chủ sở hữu lựa chọn phương thức kiện đòi bồi thường thiệt hại.Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn có thể kiện đòi bồi thường thiệt hại.

Điều 606 BLDS năm 2005 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân:
"1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường".

Theo quy định tại Điều 25 và Điều 33 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú Tòa án giải quyết và bồi thường thiệt hại thỏa đáng cho gia đình bạn. Thủ tục khởi kiện được quy định tại Chương XII Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Nghị quyết Số 05/2012/NQ-HĐTP.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.