Tài sản sở hữu trí tuệ - 'Bệ phóng' nâng đỡ doanh nghiệp

Quyền sở hữu trí tuệ có thể hỗ trợ doanh nghiệp từ mọi khía cạnh của việc phát triển kinh doanh và xây dựng chiến lược cạnh tranh: từ phát triển đến thiết kế sản phẩm, cung cấp dịch vụ đến tiếp thị và thu hút nguồn vốn tài chính

Tổ chức Thương mại thế giới WTO định nghĩa sở hữu trí tuệ là quyền lợi được trao cho một cá nhân hoặc một tập thể vì những sáng tạo tinh thần của mình. Quyền này thường bao gồm việc sử dụng độc quyền sáng tạo của họ trong một khoảng thời gian nhất định.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Sở hữu trí tuệ là một tài sản của doanh nghiệp, pháp luật bảo hộ, tạo hành lang pháp lý để người sáng tạo và chủ sở hữu bảo vệ và thụ hưởng quyền hưởng lợi từ sáng tạo của mình, cũng như tạo ra lợi thế lớn tín nhiệm lớn cho doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của tài sản sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp

Tài sản trí tuệ có thể được hiểu là các sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo thông qua các hoạt động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật. Tài sản sở hữu trí tuệ bao gồm: Quyền tác giả và quyền liên quan; Quyền sở hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng, công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh); Quyền đối với giống cây trồng và Quyền khác.

Tài sản trí tuệ là một loại tài sản vô hình, không thể được xác định bằng các đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn vì có khả năng sinh ra lợi nhuận trong tương lai. Trước kia, tài sản hữu hình là tài sản có giá trị chính của một công ty và được coi là có tính quyết định trong việc xác định khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, điều này đã thay đổi cơ bản. Các doanh nghiệp đang nhận ra rằng các tài sản vô hình đang trở nên có giá trị hơn so với tài sản hữu hình. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tài sản hữu hình chiếm ¼ tổng giá trị tài sản doanh nghiệp, điều đó có nghĩa là tài sản vô hình hay giá trị thương hiệu chiếm ¾ tổng giá trị tài sản doanh nghiệp. Do vậy, có thể thấy tài sản trí tuệ đóng vai trò quan trọng thế nào đối với doanh nghiệp.

Bất kể doanh nghiệp của bạn sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ gì thì chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn cũng đang tạo ra và sử dụng rất nhiều quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, bạn nên xem xét một cách có hệ thống các biện pháp cần thiết để bảo hộ, quản lý và thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất từ quyền này.Việc sử dụng các tài sản trí tuệ một cách có chiến lược sẽ nâng cao đáng kể năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải bảo đảm rằng họ sẵn sàng giải quyết những thách thức và áp dụng các biện pháp nhằm khai thác tài sản trí tuệ của họ và bảo hộ những tài sản đó ở bất cứ đâu có thể. Giống như tài sản hữu hình, tài sản trí tuệ phải có được, duy trì, kiểm toán, định giá, kiểm soát một cách chặt chẽ và quản lý một cách cẩn thận để khai thác giá trị của chúng một cách đầy đủ.

Mỗi doanh nghiệp cần phải xem xét cách thức tốt nhất để sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ nhằm phục vụ cho lợi ích của mình. Cần nhớ rằng quyền sở hữu trí tuệ có thể hỗ trợ doanh nghiệp từ mọi khía cạnh của việc phát triển kinh doanh và xây dựng chiến lược cạnh tranh: từ phát triển đến thiết kế sản phẩm, cung cấp dịch vụ đến tiếp thị và thu hút nguồn vốn tài chính đến việc xuất khẩu hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài thông qua các hợp đồng li-xăng hoặc nhượng quyền kinh doanh (hay còn gọi là “franchising”).

Nhiều doanh nghiệp vẫn còn “thờ ơ” với tài sản sở hữu trí tuệ.

Không có đầy đủ kiến thức về quyền sở hữu trí tuệ dẫn đến nhiều doanh nghiệp không nắm được tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ và vẫn 'thờ ơ' với việc đăng ký sở hữu trí tuệ. Sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, nhưng các nhà lãnh đạo thường không quan tâm bảo hộ các tài sản này.

Đặc điểm chung của các startup ở Việt Nam là khi bắt đầu khởi nghiệp chỉ tập trung vào việc xây dựng ý tưởng, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường, dồn toàn bộ tâm trí vào xây dựng thương hiệu, chất lượng mà quên việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm. Hầu hết các startup lại không để ý nhiều về vấn đề này. Sau khi sản phẩm thành công (một vài năm) hoặc khi xảy ra tranh chấp, xuất hiện 'hàng nhái' trên thị trường, họ mới quay lại tìm hiểu thì có khi đã bị mất bản quyền. Chính vì vậy, những người khởi nghiệp thông thái, ngay từ khi có ý tưởng kinh doanh họ đã lên kế hoạch để bảo vệ tài sản trí tuệ của mình. Có một thực tế là việc xác định quyền sở hữu và tranh chấp liên quan tới tài sản trí tuệ ngày càng phức tạp, các startup rất dễ bị tổn thương khi sớm phải đương đầu với các vấn đề vi phạm pháp luật, tranh chấp, kiện tụng.

Nhà khởi nghiệp có thể lựa chọn đăng ký nhãn hiệu, bản quyền, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp... dưới danh nghĩa cá nhân, để ngăn chặn việc đánh cắp ý tưởng hoặc ít nhất là để không vướng mắc vào các vi phạm về sở hữu trí tuệ trong quá trình kinh doanh sau này.Nếu vướng phải các tranh chấp về sở hữu trí tuệ khi ý tưởng kinh doanh đã lớn mạnh và đã có thành quả thì sẽ có thể gây tổn thất rất lớn cho những người khởi nghiệp. Thậm chí ý tưởng kinh doanh có thể bị phá sản hoàn toàn, đây gọi là những thất bại không đáng có mà những người khởi nghiệp hoàn toàn có thể tránh khỏi nếu chuẩn bị trước.Đây là sai lầm không chỉ các nhà khởi nghiệp trẻ mắc phải mà ngay cả một số doanh nghiệp lớn trong rất nhiều lĩnh vực cũng đã mắc phải trước đó. Vì vậy, doanh nghiệp trẻ cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ để có thể yên tâm phát triển công ty và xây dựng thương hiệu lớn mạnh trên thị trường.

Hiện nay, các tranh chấp về sở hữu trí tuệ không ngừng gia tăng, không chỉ trong giới khởi nghiệp mà cả trong các doanh nghiệp lâu năm bởi tầm quan trọng và lợi nhuận thu được từ các đối tượng sở hữu trí tuệ. Do vậy, song hành với tầm nhìn dài hạn về mô hình kinh doanh, doanh nghiệp cần phải đảm bảo các tài sản sở hữu trí tuệ được bảo vệ xuyên suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp.

Luật gia Bùi Thị Phượng - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật gia Bùi Thị Phượng - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Bệ phóng nâng đỡ doanh nghiệp từ tài sản sở hữu trí tuệ


Theo báo cáo phân tích của Tổ chức AIAF năm 2005, tỷ lệ tài sản vô hình (chủ yếu là tài sản trí tuệ) trên tổng giá trị tài sản của một số DN hàng đầu chiếm từ 69-89%, riêng phần giá trị của nhãn hiệu từ 29,97-69,64 tỷ đôla.Ví dụ, để được quyền bán gà rán KFC, mỗi cửa hàng phải trả cho Công ty KFC 85.000 USD/năm. Hiện, KFC có hơn 13.000 cửa hàng trên toàn cầu, số tiền mà thương hiệu mang lại rất lớn. Một ví dụ khác, Công ty Cổ phần Diana Unicharm hiện có tổng giá trị 185 triệu USD, trong đó tài sản hữu hình chỉ chiếm 20 triệu USD, số còn lại là tài sản vô hình.

Tại những nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Úc, Nhật,..., vấn đề sở hữu trí tuệ rất được các doanh nghiệp quan tâm. Mỗi ý tưởng, sản phẩm, thương hiệu đều được bảo hộ độc quyền trước khi xuất hiện trên thị trường.Tài sản trí tuệ nói chung và việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ nói riêng đã đem đến cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp nhiều lợi ích.

Một là tránh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và tránh bị người khác xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình

Nếu sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đã thuộc sở hữu của người khác thì đã vô tình xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của người khác. Mất thời gian, chi phí để tạo dựng uy tín cho người khác và nhận lại là không có gì và thậm chí không may còn có thể bị dính vào kiện tụng.Đối với những doanh nghiệp khởi nghiệp liên quan đến công nghệ, nếu không tìm hiểu thông tin về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến sản phẩm công nghệ do mình tạo ra thì rất có thể sản phẩm hoặc giải pháp kỹ thuật hoặc hình dáng của nó không còn mới hoặc đã thuộc quyền sở hữu của người khác. Lúc này, doanh nghiệp sẽ không còn cơ hội để xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm sáng tạo của mình nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh hoặc thu hút các nhà đầu tư mà thậm chí, chủ sở hữu các đối tượng đó có thể sẽ dùng biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để chống lại chính doanh nghiệp đó.

Hai là, tiết kiệm nguồn lực khi có tranh chấp

Khi kiện tụng xảy ra, cái giá phải trả không chỉ là tiền, mà còn là sức lực, tâm trí, dù có ở phía nào của cuộc tranh chấp, bên nguyên đơn hay bên bị đơn. Thế nên, hãy tránh xa những tranh chấp mà mình có thể dự liệu và kiểm soát được.

Ba là, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm

Mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một chiến lược quản bá sản phẩm cụ thể, mà một trong những điều cần phải làm đầu tiên để lấy lòng tin của khách hàng là đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.Đây là điều khá dễ hiểu, bởi tâm lý của khách hàng khi mua hàng đó là nhãn hiệu sản phẩm đó là gì, do doanh nghiệp nào sản xuất. Nếu biết sản phẩm được bảo hộ thì lòng tin của khách hàng dành cho doanh nghiệp lại càng được khẳng định.Như vậy, bằng việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, doanh nghiệp sẽ tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng và còn giúp tìm kiếm những khách hàng tiềm năng.

Bốn là, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ để tránh nhầm lẫn

Trên thị trường, việc nhầm lẫn giữa nhãn hiệu của doanh nghiệp này với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác là chuyện bình thường.Vì vậy, việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ là vô cùng quan trọng, giúp khách hàng phân biệt được các nhãn hiệu với nhau. Khi nhãn hiệu sản phẩm đã được đăng ký tức là đã được Cục sở hữu trí tuệ công nhận, thì trong mọi trường hợp, nếu có nhãn hiệu nào trùng hoặc gần giống sẽ bị coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Năm là, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ giúp kích thích sự phát triển của doanh nghiệp

Khi tài sản sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp được pháp luật bảo hộ, khách hàng sẽ có lòng tin vào chất lượng của sản phẩm cũng như uy tín của doanh nghiệp đó, khi đó lượng tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tăng cao, cung tăng thì doanh nghiệp sẽ thúc đẩy phát triển, nâng cao sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Ngoài ra, xác lập quyền sở hữu trí tuệ còn là một trong những con đường giúp doanh nghiệp tăng cường lưu thông hàng hóa ở trong nước cũng như nước ngoài.Kinh nghiệm khởi nghiệp quốc tế và cả ở Việt Nam cho thấy, nhiều tổ chức đã tiến lên vị trí dẫn đầu chỉ bằng việc đầu tư phát triển các tài sản trí tuệ và ứng dụng nó trong kinh doanh.

Sau khi nhận thức đầy đủ giá trị sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp khởi nghiệp cần ngay lập tức quyết định để đăng ký bảo hộ, đặc biệt là các sáng chế, bí quyết, biểu trưng, nhãn hiệu, biểu tượng, thiết kế nhằm mục đích thiết lập quyền sở hữu, ngăn cản người khác hoặc đối thủ đăng ký trước và cạnh tranh không lành mạnh trong tương lai.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Bùi Thị Phượng - Trưởng nhóm Nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.