Điều kiện mở cơ sở hoạt động vũ đạo giải trí là gì?

Cơ sở hoạt động vũ đạo giải trí cần đáp ứng các điều kiện về: cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân viên đủ điêu kiện chuyên môn.

Hỏi: Chúng tôi dự định mở cơ sở thể thao tổ chức hoạt động vũ đạo phục vụ giải trí và nâng cao sức khỏe. Đề nghị Luật sư tư vấn, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này phải đáp ứng điều kiện gì? (Hoàng Yến, Phạm Văn Đồng - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Trần Thị Lan - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp Công ty TNHH Everert - trả lời:

Theo các quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngày 06/01/2011, thì cơ sở thể thao tổ chức hoạt động vũ đạo giải trí - là hoạt động vận động theo nhạc, gồm các động tác phức tạp như co, xoáy, trượt, nhào lộn, thả lỏng cơ thể, phục vụ giải trí và nâng cao sức khỏe con người - phải đáp ứng các điều kiện như sau:

  1. Điều kiện về cơ sở vật chất: Địa điểm tổ chức hoạt động vũ đạo giải trí đảm bảo các điều kiện sau: Địa điểm tập luyện môn vũ đạo giải trí phải có mái che, diện tích từ 30m2 trở lên, mặt sàn phải bằng phẳng, không trơn trượt, không biến dạng, có hệ thống cách âm đảm bảo âm thanh vang ra ngoài địa điểm hoạt động không vượt quá quy định của nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép, có hệ thống chiếu sáng đảm bảo độ rọi từ 150Lux trở lên; Phải có phòng vệ sinh, tủ thuốc sơ cấp cứu phục vụ cho người đến tập luyện; Đảm bảo thời gian hoạt động, an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định.
  2. Điều kiện về trang thiết bị: Phải có bố trí trang thiết bị cho người tập, bao gồm: tấm lót khủy tay, tấm lót đầu gối, mũ đội đầu; Bảng nội quy quy định giờ sinh hoạt tập luyện, không được tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức, không hút thuốc, uống rượu, bia.
  3. Điều kiện về nhân viên chuyên môn: Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động vũ đạo giải trí phải có người hướng dẫn hoạt động chuyên môn đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điểm 1 Mục I Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT (ngày 20/07/2007 của Ủy ban TDTT hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007), như sau: Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể thao hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp II trở lên; hoặc có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên; hoặc có giấy chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp; hoặc có giấy chứng nhận được đào tạo chuyên môn do Sở thể dục thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp. Đối với các địa phương ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo nếu chưa có người đủ tiêu chuẩn theo quy định trên thì những người làm công tác văn hoá - xã hội, đoàn thanh niên, những hạt nhân phong trào thể dục thể thao…được xét làm cộng tác viên.
Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.