Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Để đủ điều kiện hưởng BHXH 1 lần, bạn sẽ phải thỏa mãn: "Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội".

Hỏi: Anh tôitên Việt, làm việc tại Viettel và đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2017 đến ngày 16.03.2015 anh tôinghỉ việc và đi định cư nước ngoài, để lại tôigiấy quyết định chấm dứt hợp đồng, kèm theo một số bảo hiểm xã hội cà giấyủy quyền. Tôi tới cơ quan bảo hiểm xã hộiBình Tân thì người ta bảo mộtnăm sau quay lại mới giải quyết. Đề nghị Luật sư tư vấn, hiện nay cũng đã hơn 1 năm rồi, tôikhông biết mình phải làm những gì và lãnh được những khoản tiền nào? (Thanh Tuyền - Lào Cai)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Văn Lâm - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

- Theo Khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định trường hợp hưởng Bảo hiểm xã hội một lần bao gồm: "1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; b) Ra nước ngoài để định cư; c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế; d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu".

- Mặt khác, theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn quy định Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau: "Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần.1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội; c) Ra nước ngoài để định cư; d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế".

Như vậy, để đủ điều kiện hưởng BHXH 1 lần, bạn sẽ phải thỏa mãn: "Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội".

Hồ sơ giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần:1. Sổ bảo hiểm xã hội.2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần (mẫu số 14-HSB).3. Tùy từng trường hợp bổ sung một trong các loại giấy tờ sau: 3.1.Trường hợp đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH: Quyết định nghỉ việc (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc quyết định thôi việc (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng lao động hết hạn (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp). 3.2. Trường hợp phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu: Quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp). 3.3. Trường hợp suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH: Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa. 3.4. Đối với người ra nước ngoài để định cư: Bản dịch tiếng Việt được công chứng (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) của bản thị thực nhập cảnh được lưu trú dài hạn hoặc thẻ thường trú hoặc giấy xác nhận lưu trú dài hạn do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp.

Như vậy, theo luật BHXH năm 2014 có hiệu lực từ 1/1/2016 thì anh (chị)sẽ cầm giấy tờ nêu trên thực hiện xin rút bảo hiểm xã hội mộtlần cho anh của anh (chị).

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.