Điều kiện có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể

Một thỏa ước lao động có giá trị pháp lý ràng buộc giữa người sử dụng lao động và người lao động khi nội dung thỏa ước không trái quy định của pháp luật, được ký kết đúng thẩm quyền và đúng quy trình thương lượng tập thể.

Hỏi: Công ty tôi mới thông báo về một thỏa ước lao động đã được ký giữa đại diện công đoàn và ban điều hành công ty nhưng trước khi đó tôi và mọ người trong công ty đều không hề biết đến thỏa ước và những điều khoản trong đó. Đề nghị Luật sư tư vấn, thỏa ước này chúng tôi có buộc phải làm theo không?
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn luật lao động của công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Khoản 2 Điều 78 Bộ Luật lao động năm 2012 (BLLĐ 2012) quy định như sau:
"2. Thoả ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có toàn bộ nội dung trái pháp luật;
b) Người ký kết không đúng thẩm quyền;
c) Việc ký kết không đúng quy trình thương lượng tập thể”.
Điều 71 BLLĐ 2012 quy định về quy trình thương lượng tập thể như sau:
“a) Trước khi bắt đầu phiên họp thương lượng tập thể ít nhất 10 ngày, người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, khi tập thể lao động yêu cầu trừ những bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động;
b) Lấy ý kiến của tập thể lao động.
Đại diện thương lượng của bên tập thể lao động lấy ý kiến trực tiếp của tập thể lao động hoặc gián tiếp thông qua hội nghị đại biểu của người lao động về đề xuất của người lao động với người sử dụng lao động và các đề xuất của người sử dụng lao động với tập thể lao động;
c) Thông báo nội dung thương lượng tập thể.
Chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi bắt đầu phiên họp thương lượng tập thể, bên đề xuất yêu cầu thương lượng tập thể phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết về những nội dung dự kiến tiến hành thương lượng tập thể.”
Như vậy, một thỏa ước lao động có giá trị pháp lý ràng buộc giữa người sử dụng lao động và người lao động khi nội dung thỏa ước không trái quy định của pháp luật, được ký kết đúng thẩm quyền và đúng quy trình thương lượng tập thể.
Theo như anh cho biết thì anh và các nhân viên trong công ty trước khi thỏa ước được thông báo thì mọi người không hề biết đến thỏa ước và điề khoản trong đó. Như vậy có thể thấy thỏa ước này đã thông qua mà không hề có phiên họp thương lượng tập thể, do đó thỏa ước này vô hiệu và anh cùng các nhân viên trong công ty không bị ràng buộc bởi thỏa ước này.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.