Đã bị phạt hành chính rồi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Như vậy anh sẽ không bị phạt hành chính cũng như bị truy cứu trách nhiệm nữa mà anh chỉ có nghĩa vụ đến tham dự phiên tòa xét xử và cung cấp tài liệu chứng cứ nếu Tòa án có yêu cầu.

Hỏi: Lúc trước tôi có mua 1 bằng cao đẳng giả nhưng chưa hề sử dụng, khi đi công chứng thì bị cơ quan nhà nước phát hiện, đã có lên làm việc và bị phạt hành chính rồi, giờ tòa án kêu nếu bị kêu lại thì tôi bị gì mà kêu trong đó ghi là tôi là người có quyền lợi và trách nhiệm trong vụ án và tôi có bị truy cứu gì nữa không, mà có bị phạt hành chính thì phạt số tiền bao nhiêu? (Thu Giang - Hà Nam)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo Điều 267 Bộ luật hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức:

"1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng
”.

Trong trường hợp của anh, anh chưa sử dụng bằng giả đó mà mới chỉ đem đi công chứng đã bị phát hiện nên hành vi của anh chưa đủ để cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự. Do đó anh chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Theo điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ – CP:

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ.

5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này
.”

Sau khi đã bị xử phạt hành chính rồi thì anh không còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa. Tuy nhiên Tòa án có giấy triệu tập anh thì có thể anh được coi như người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án làm bằng giả.

Theo điều 54 Bộ luật tố tụng hình sự:

1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:
a) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Tham gia phiên toà; phát biểu ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
c) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình;
d) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và trình bày trung thực những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình
.”

Như vậy anh sẽ không bị phạt hành chính cũng như bị truy cứu trách nhiệm nữa mà anh chỉ có nghĩa vụ đến tham dự phiên tòa xét xử và cung cấp tài liệu chứng cứ nếu Tòa án có yêu cầu.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.