Cưỡng chế thi hành án đối với tài sản thuộc sở hữu chung

Khoản 2 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định xử lý tài sản kê biên thuộc sở hữu chung đã xác định được phần sở hữu của các chủ sở hữu chung

Hỏi: Sự việc xảy ra tranh chấp bắt đầu vào năm 2008 khi bố mẹ đẻ của tôi đã qua đời thì người con cả của bố tôi, tức anh trai lớn của tôi và gia đình đã làm đơn kiện người em út tôi phải cắt trả người anh trai lớn một diện tích đất mà anh trai tôi nói rằng đấy là phần đất mà anh trai tôi được hưởng. Qua rất nhiều lần kiện tụng tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên và tòa án nhân dân huyện Văn Giang đã giải quyết là cắt cho người anh trai lớn tôi với diện tích là 85m2 nhưng tôi và 5 anh chi em còn lại không đồng ý với cách giải quyết của tòa, nhưng ngày 11/09/2014 tòa án nhân dân huyện VG đã cho đội thi hành án và viện kiểm sát xuống nhà tôi để cưỡng chế phần đất mà tòa đã giải quyết cho anh trai lớn nhà tôi được hưởng với lý do người em út tôi đã không giao giả mặt bằng cho người anh trai lớn nhà tôi. Nhưng khi về cưỡng chế thì tòa lại lấy đất trong phần diện tích 288m2 của tôi để giao cho anh trai lớn của tôi, Anh trai lớn làm đơn kiện em út nhưng tôi ở giữa lại bị lấy đất cắt giao cho anh trai lớn. Vậy tôi phải làm gì trong trường hợp này? (Nguyễn Xuân - Thanh Hóa)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phan Thùy Dung - Tổ tư vấn pháp luật tố tụng của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Khoản 2 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định như sau:“Tài sản kê biên thuộc sở hữu chung đã xác định được phần sở hữu của các chủ sở hữu chung được xử lý như sau:a) Đối với tài sản chung có thể chia được thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải thi hành án;b) Đối với tài sản chung không thể chia được hoặc nếu việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với toàn bộ tài sản và thanh toán lại cho chủ sở hữu chung còn lại giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ.”

Theo thông tin bạn cung cấp, do từ năm 1988 bố bạn đã có đơn gửi UBND xã yêu cầu tách thửa cho bạn và UBND xã đã tiến hành kẻ tách trên sổ chính của bố bạn. Đồng thời, bạn có nộp các khoản thuế và lệ phí đầy đủ. Việc chưa nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là do sự chậm trễ từ phía UBND xã trong việc cấp sổ đỏ, về mặt các giấy tờ thủ tục chuyển giao quyền sử dụng đất từ bố bạn sang bạn đã làm xong, do đó bạn có thể yêu cầu Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở địa phương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích đất 288 m2 mang tên của bạn. Khi cha bạn mất, phần đất 300m2 của cha bạn sẽ trở thành tài sản thừa kế (tuy lúc sống có giao cho người em út của bạn sử dụng bằng miệng, nhưng về mặt pháp lý chưa chuyển giao quyền sở hữu, nên mảnh đất vẫn thuộc sở hữu của cha bạn). Bạn không đề cập cha bạn có để lại di chúc hay không. Do đó, phần đất 300m2 của cha bạn sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật. Như vậy, 8 anh chị em nhà bạn sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất (Điểm a Khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự). Tức là, anh trai cả của bạn cũng được hưởng một phần đất của cha bạn để lại, nhưng không liên quan đến phần đất 288m2 của bạn.

Từ những căn cứ trên đây, có thể thấy, việc cơ quan thi hành án cưỡng chế phần đất 288m2 của bạn để giao lại cho người anh trai cả là không đúng theo quy định của pháp luật. Do vậy, bạn có thể khiếu nại đến cơ quan thi hành án theo quy định tại Mục 1 Chương VI Luật Thi hành án dân sự.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.