Công vụ và nhưng nguyên tắc của chế độ công vụ

Công vụ là hoạt động mang tính nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước vì lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước, lợi ích chính đáng của các tổ chức và cá nhân.

Hoạt động công vụ là hoạt động có tính tổ chức cao, được tiến hành thường xuyên, liên lục theo trật tự do pháp luật quy định trên cơ sớ sử dụng quyển lực nhà nước và được bảo đảm bằng quyền lực nhà nước.

Hoạt động công vụ chủ yếu do đội ngũ công chức chuyên nghiệp thực hiện.

Công vụ khác với nhiệm vụ ở chỗ nếu công vụ là hoạt động mang tính thường xuyên, liên tục thì nhiệm vụ là cóng việc phải làm vì một mục đích nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Để thực thi công vụ có thể phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Chế độ công vụ được xây dựng dựa trên những nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc đó là:

Cán bộ, công chức của nhân dân

Mọi hoạt động của cán bộ, công chức phải nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân lao động. Cán bộ, công chức phai tận tụy phục vụ nhân dân, liên hộ chặt chẽ với nhân dân lắng nghe ý kiến của nhân dân.

Nhiệm vụ đặt ra trước đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay rất rõ ràng: Bằng lao động của mình, bầng sự am hiểu công việc, bằng sự tận tụy với công việc góp phần đổi mới mọi mật của đời sống xã hội. Để có thể tiến hành đổi mới mọi mặt cúa đời sống xã hội thì đội ngũ cán bộ, công chức phải tự đổi mới, phải thay dổi nếp suy nghĩ và cách làm việc, phải tự đổi mới đế thực hiện nhiệm vụ đổi mới. Mọi quá trình đổi mới đều bắt đầu từ đổi mới đội ngũ cán bộ, từ việc giáo dục, đào tạo lại hoặc thay thế một phần đội ngũ cán bộ. Đổi mới đội ngữ cán bộ là cơ sớ cho những hướng khác của đổi mới đời sống xã hội.

Cán bộ, công chức chịu sự giám sát của nhân dân, có thể bị nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bãi miễn nếu không đáp ứng được yêu cầu mà Nhà nước đã đề ra đối với họ.

Cán bộ, công chức có thể bị thay thế nếu họ tỏ ra không đủ năng lực thực hiện công việc được giao, vi phạm ki luật nhà nước, kỉ luật lao động, có biểu hiện quan liêu, cửa quyền, vi phạm pháp luât...

Trong giai đoạn hiện nay, những yêu cầu truyền thống đối với đội ngũ cán bộ, công chức như yêu cầu về phẩm chất chính trị, về trình độ chuyên môn, về năng lực tổ chức vân giữ nguyên tầm quan trọng của mình.

Mặt khác, cần nhấn mạnh rằng hiện nay nội dung những yêu cầu đó sâu sắc hơn, toàn diện hơn. Cụ thế là: Cán bộ, công chức phải là nhà chuyên môn có khả năng nhìn xa, trông rộng, có khả năng phân tích tình hình, thấy được những mối liên hệ qua lại giữa các yếu tố khác nhau, qua đó tìm ra những vấn đề cơ bản, biết tiếp thu cái mới, biết gắn lí luận với thực tiễn, biết lựa chọn phương pháp tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ; cán bộ, công chức phải trung thực, tận lụy với công việc và phải có thái độ không khoan nhượng với những biểu hiện không trung thực ữ người khác; ngoài năng lực lổ chức, cán bộ, còng chức còn phải nắm vững khoa học quản lí, có chí tiến thủ, có khả năng đạt được kết quả tốt trong công tác, có khá năng vận dụng lí luận vào thực tiễn, có khả nâng phát huy sáng kiến, khả năng phôi hợp trong công tác, khả nãng bố trí và sử dụng cán bộ, có tính tổ chức, tự chủ cao, tính quyết đoán, lòng nhân ái, sự chu đáo với nhân viên dưới quyên.

Công chức, cán bộ, công chức đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng cộng sản Việt Nam

Đảng trực tiếp chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cho cả hệ thông chính trị. Đảng thực hiện đường lối, chính sách cán bộ thông qua các tổ chức Đảng và Đảng viên trong các cơ quan nhà nước và các tố chức xã hội, thực hiện đúng quy trình, thủ lục, pháp luật của Nhà nước và điều lệ cùa các tổ chức xã hội.

Đảng tiến hành phân công, phân cấp quán lí cán bộ cho các cấp ủy và các tổ chức Đảng đồng thời thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ của các ngành, các cấp, coi đây là một trong những công việc quan trọng bậc nhất của lãnh đạo. Những vấn đề về chủ trương, chính sách, đánh giá, bô' trí. sử dụng, điều động, để bạt, khen thưởng, xử lí kí luật cán bộ nhất thiết phải do cấp uỷ có thẩm quyền quyết định theo da số.

Mọi công dân đều bình đẳng trong việc đảm nhiệm công vụ

Quyền bình đẳng trong việc đám nhiệm công vụ là biểu hiện cụ thể của quyền bình đẳng trong việc tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Mọi công dân có thể tham gia gánh vác công vụ nhà nước nếu đáp ứng yêu cầu của công vụ ấy, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần xuất thân, giới tính. Điều có ý nghĩa quan trọng ở đây là phấm chất chính trị và năng lực của công dân.

Những hạn chế trong việc đảm nhiệm công vụ đều xuất phát lừ lợi ích công vụ và được pháp luật quy định chặt chẽ. Những người đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành án phạt tù, cải tạo khổng giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đang bị đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục... thì không được tuyển dụng.

Để đảm bảo thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong việc tham gia quản lí nhà nước và xã hội cần tiến hành những hoạt động sau đây.

- Áp dụng rộng rãi việc bầu cán bộ trong bộ máy nhà nước, việc thay thế người giữ chức vụ sau một thời gian nhất định trên cơ sở thi tuyển và đòi hòi những người được bẩu giữ chức vụ phai thường xuyên báo cáo về công việc của mình trước tập thể cơ quan.

- Đảm bảo tính công khai của chính sách cán bộ, công chức. Vấn đề dự kiên người giữ chức vụ này hay chức vụ khác, tổ chức bầu, thi tuyến, bổ nhiệm, đổ bạt v.v. phải được tiến hành cổng khai dưới sự giám sát chặt chẽ của cơ quan có thẩm quycn và công luận.

- Quy định quyền từ chức, cơ sở và điều kiện từ chức, thủ tục nộp đơn và xem xét đơn xin từ chức, những hậu quả pháp lí của việc từ chức...

Việc quy định quyền từ chức góp phần đề cao trách nhiệm cá nhân của người có chức vụ đối với công việc được giao, củng cố trong họ tính tự trọng và độc lập, giải phóng họ khỏi sự thải hồi đơn giản, khắc phục được tình trạng đã lên là không xuống diễn ra trong nhiều năm qua.

Đảm bảo nguyên tắc tập thể, dân chủ đối với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị

Chế độ công vụ đảm bảo nguyên tắc tập thể, dân chủ để bố trí đúng người, đúng việc, đúng lúc và đúng chỗ. Mọi vấn đề về chủ trương, chính sách, đánh giá, sử dụng cán bộ, công chức do tập thể có thẩm quyển quyết định sau khi xem xét ý kiến của các cơ quan có liên quan và ý kiến đóng góp của nhân dân tại cơ sở.

Hoạt động công vụ bảo đảm sự kết hợp đúng đắn giữa chế độ tập thể và trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, lấy hiệu quả công tác và sự đóng góp thực tế làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ.

Tổ bộ môn Luật Hành chính - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình, tổng hợp
  1. Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
  2. Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: info@luatviet.net.vn, hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.