Công ty chậm đóng bảo hiểm xã hội và trả tiền nghỉ ngày phép, phải làm sao?

Hỏi: Tôi làm việc cho công ty bao bì giấy Tân Sài Gòn từ ngày 15 tháng 6 năm 2014. Nhưng đến tháng 01 năm 2015, công ty mới đóng bảo hiểm xã hội cho tôi. Lúc đầu, nhân sự và giám đốc công ty cũng chỉ nói miệng là 06 tháng mới ký hợp đồng chứ không có văn bản hay phụ lục hợp đồng. Đề nghị Luật sư tư vấn, công ty làm như vậy có vi phạm luật không?

Ngày 10 tháng 03 năm 2016, công ty trả tiền ngày phép năm cho tôi căn cứ mức lương hợp đồng là 5 triệu đồng chẵn nhưng chỉ trả 09 ngày còn 03 ngày phép còn lại công ty nói rằng trừ vào kỳ nghỉ tết. Tôi nghĩ tiền phép năm của 2015 thì trả đủ 12 ngày phép, còn nghỉ tết vào tháng tháng 02, thì phải lấy phép năm của 2016 mà trừ mới đúng. Vậy công ty làm như thế có vi phạm?

Hiện tại công ty có nhiều công nhân làm việc tại Công ty TSG nhiều năm mới được đóng bảo hiểm xã hội, có người chưa được đóng vậy công ty có làm đúng luật không, Chúng tôi liên hệ ở đâu để có thể giải quyết khiếu nại, công ty hiện không có tổ chức Công đoàn.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Trần Bảo Ngọc - Tổ tư vấn pháp luật Lao động - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo như thông tin mà anh (chị) cung cấp thì anh (chị) và giám đốc công ty chỉ nói miệng là 6 tháng mới ký hợp đồng, cũng có nghĩa anh (chị) và giám đốc công ty vẫn chưa ký hợp đồng lao động. Có hợp đồng lao động mới phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa người sử dụng lao độngngười lao động. Vì vậy, công ty cũng không có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho anh (chị) khi mà anh (chị) vẫn chưa phải là người lao động chính thức cho công ty họ. Vì thời gian anh (chị) làm việc cho công ty là bắt đầu từ 15/06/2014 nên sẽ áp dụng Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, theo đó, căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 2 luật này, quy định người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm: "Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên". Như vậy, khi anh (chị) và giám đốc công ty ký kết hợp đồng lao động thì công ty mới có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho anh (chị) theo khoản 1 Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006: "Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:

a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 92 và hằng tháng trích từ tiền lư­ơng, tiền công của ng­ười lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội; b) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian ngư­ời lao động làm việc;c) Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc;d) Lập hồ sơ để ng­ười lao động được cấp sổ, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội;đ) Trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động;e) Giới thiệu ngư­ời lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41, Điều 51 và điểm b khoản 1 Điều 55 của Luật này;g) Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;h) Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của ngư­ời lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;i) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật".

Như vậy, việc Công ty TSG từ đến tháng 01 năm 2015 mới đóng bảo hiểm xã hội cho anh (chị) là không đúng theo quy định của pháp luật. Việc công ty không ký hợp đồng với anh (chị) trong 06 tháng là không đúng quy định của pháp luật. Thời gian thử việc cũng không quá 02 tháng. Hết thời gian thử việc công ty buộc phải ký hợp đồng với người lao động và nếu hợp đồng của anh (chị) có thời hạn đủ 03 tháng trở lên thì anh (chị) phải được đóng bảo hiểm, mà không chờ phải chờ đến tháng 01 năm 2015.

Trường hợp công ty có nhiều anh em công nhân làm việc tại công ty bao bì giấy Tân Sài Gòn nhiều năm mới được đóng bảo hiểm xã hội, có người chưa được đóng được xác định là công ty đang không thực hiện đúng luật. Công nhân có quyền yêu cầu công ty ký hợp đồng lao động với mình để đảm bảo cho những quyền lợi chính đáng mà mình được hưởng. Khi đã ký kết hợp đồng lao động đầy đủ với công ty, thì việc công ty không đóng bảo hiểm cho công nhân là vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng trách nhiệm của mình đối với người lao động. Trong trường hợp này, người lao động có quyền khiếu nại công ty theo Điều 130, Điều 131 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006, thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội theo khoản 2 Điều 131 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định chi tiết tại Điều 56 Nghị định 152/2006/NĐ-CP như sau:

1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội:a) Người sử dụng lao động, thủ trưởng tổ chức bảo hiểm xã hội các cấp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội của mình bị khiếu nại;Trong trường hợp người sử dụng lao động có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có trách nhiệm giải quyết.b) Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội đối với quyết định giải quyết khiếu nại mà người sử dụng lao động, Thủ trưởng tổ chức bảo hiểm xã hội đã giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết và trong cùng thời gian đó người khiếu nại không khởi kiện tại toà án.

2. Trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại lần đầu về bảo hiểm xã hội:a) Khi phát hiện quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình, người khiếu nại gửi đơn đến người, tổ chức đã ban hành quyết định hoặc đã thực hiện hành vi đó;b) Khi nhận được đơn khiếu nại lần đầu, người, tổ chức có quyết định hoặc hành vi bị khiếu nại phải xem xét thụ lý và giải quyết khiếu nại; c) Thời hiệu khiếu nại, thủ tục khiếu nại và thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

3. Trình tự, thủ tục khiếu nại, giải quyết khiếu nại lần hai về bảo hiểm xã hội:a) Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện tại Toà án;b) Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì khởi kiện tại Toà án;c) Thời hiệu khiếu nại, thủ tục khiếu nại và thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Thứ hai, về việc tiền nghỉ phép năm của người lao động:

Căn cứ theo Điều 111 và Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về vấn đề nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết. Theo đó, người lao động sau đủ 12 tháng làm việc thì được nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương theo thời gian như sau: 12 ngày làm việc đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm; và 16 ngày làm việc đối với người lao động làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại. Trong đó, người lao động được hưởng 10 ngày nghỉ có hưởng lương đầy đủ vào những ngày sau đây:

Tết dương lịch (01 tháng 1); 5 ngày Tết Nguyên đán (có thể lựa chọn 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm âm lịch hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch); Ngày Giỗ tổ Hùng vương Hùng Vương (ngày 10 tháng 3 âm lịch); Ngày Chiến thắng (30 tháng 4 dương lịch); Ngày Quốc tế Lao động (ngày 01 tháng 5 dương lịch); Ngày Quốc khánh (ngày 02 tháng 9 dương lịch).

Nếu những ngày nghỉ này trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp. Lao động là công dân nước ngoài ngoài 10 ngày nghỉ lễ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Như vậy, theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 thì người lao động được nghỉ 12 ngày làm việc và được hưởng nguyên lương, tức là anh (chị) được nhận đủ số tiền lương trong 12 ngày nghỉ phép có lương theo quy định của pháp luật. Việc trả tiền nghỉ phép năm như thế nào trước hết cần phải theo quy định của điều lệ công ty. Nếu trong trường hợp công ty trả tiền phép năm cho người lao động tính trừ vào năm sau thì năm trước đó công ty cũng vẫn phải trả đủ 12 ngày nghỉ vì năm trước cũng trừ đi 3 ngày để tính vào năm sau thì năm sau sẽ có 9 ngày cộng với 3 ngày của năm trước sẽ vẫn là 12 ngày. Do vậy, công ty vẫn phải trả cho anh (chị) đủ 12 ngày nghỉ phép năm.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.